Ngộ độc sắn: 1 trẻ t.ử v.ong, 1 trẻ nhập viện

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, trên địa bàn huyện Bảo Yên vừa xảy ra vụ ngộ độc do ăn phải sắn cao sản có chứa độc tố tự nhiên.

ngo doc san 1 tre tu vong 1 tre nhap vien 728 5513801

Cụ thể: 2 trẻ tại thôn Tổng Kim, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên sau khi ăn sắn cao sản thì bị ngộ độc. Hậu quả: 1 trẻ 2 t.uổi phải nhập viện điều trị và 1 trẻ 3 t.uổi đã t.ử v.ong trên đường đến bệnh viện.

Theo kết quả xét nghiệm của của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia, hàm lượng Cyanide có trong mẫu sắn cao sản nói trên là 22mg/100g.

Trong sắn cao sản có chứa độc tố axit cyanhidric, loại độc tố làm cho các mô và các cơ quan trong cơ thể không sử dụng được oxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch gấp mấy chục lần sắn thường. Độc tố này có nhiều trong vỏ, ruột, lá sắn. Khi vào cơ thể, nó làm tế bào không hấp thụ được oxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. Bệnh nhân có thể t.ử v.ong nếu không được can thiệp kịp thời.

ngo doc san 1 tre tu vong 1 tre nhap vien 8b9 5513801

Hình ảnh sắn cao sản gây ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy)và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, run, co giật…), có trường hợp sốt, ho…

Có rất nhiều địa phương trên địa bàn toàn tỉnh trồng sắn cao sản nhằm mục đích bán cho các xưởng chế biến thành tinh bột nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện tại đang vào vụ thu hoạch chính với số lượng rất nhiều.

Để phòng chống ngộ độc sắn cao sản như vụ việc nói trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng sắn cao sản để chế biến thành thực phẩm. Đối với các loại sắn thông thường khác, cần chế biến ngay khi dỡ sắn về, nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất; trước khi chế biến cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt); khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng không nên ăn; tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường để trung hòa bớt chất độc; không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu ngộ độc nạn nhân đang ngủ khó phát hiện; không nên trồng sắn gần cây xoan…

Khi bị ngộ độc sắn (say sắn), trước hết cần gây nôn cho bệnh nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Cây rau má: Rau ăn – Vị thuốc

Rau má là loại cây được tìm thấy ở nhiều nơi tại nước ta, đây là loại cây được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc và trong đông y, rau má còn là một vị thuốc.

cay rau ma rau an vi thuoc 2dd 5499243

Hình minh họa.

Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Văn Lợi, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, trong đông y, rau má có vị đắng, hơi cay, tính hà; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, tán ứ chỉ thống.

Công dụng: Được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp trên, viêm gan, lỵ, cảm cúm, ăn phải thức ăn có độc, rắn cắn, trúng độc nấm, trúng độc thuốc đông dược, ngộ độc sắn hoặc các loại thức ăn…

Các bài thuốc dùng rau má

Chữa viêm amidan: Rau má tươi dã nát vắt lấy nước, thêm dấm ngậm nuốt từ từ.

Rau má tươi 50g, Sữa người 10ml. Lấy rau má tươi rửa sạch giã nát vắt lấy nước, thêm sữa người trộn đều ngậm nuốt.

Chữa tưa lưỡi t.rẻ e.m: Rau má tươi 30g, chi tử ( quả dành dành) 01 quả. Sắc lấy nước bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc, chấm rửa lưỡi và khoang miệng.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Rau má tươi 240g nấu nước uống như nước trà hàng ngày.

Đau bụng đi ỉa lỏng, lỵ: Rau má tươi 50 – 100g rửa sạch thêm 1 ít muối ăn, giã nát vắt lấy nước uống.

Rau má tươi 50g rửa sạch giã nát trộn với nước vo gạo vắt lấy nước uống.

Ngộ độc thức ăn: Rau má 250g, rễ rau muống 250g rửa sạch giã nát vắt lấy nước pha với 1 chút nước ấm uống.

Ngộ độc nấm độc: Rau má 120g, đường phèn 5g. Rau má sắc lấy nước bỏ bã, cho đường khuấy đều uống.

Thổ huyết, đái ra m.áu: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 15g , trắc bá diệp 15g sắc lấy nước uống.

Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng: Rau má lấy cả cây thu hái vào lúc có hoa hoặc quả đem rửa sạch phơi khô, tán bột mỗi ngày uống 1 lần 30g vào buổi sáng.

Viêm gan cấp tính thể hoàng đản: Rau má 120g – 150g nấu nước uống lúc bụng đói uống liền trong 1 tháng.

Rau má, rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) đều 30g , giây mơ 15g, cỏ gấu 6g nấu nước uống hàng ngày

Rau má 30g, nhân trần 15g, chi tử 6g nấu nước hòa thêm ít đường trắng uống 2 lần trong ngày.

Rau má, bông mã đề, nhân trần mỗi thứ 15g nấu nước uống hàng ngày.

Viêm gan mãn tính: Rau má , đan sâm, cỏ mật gấu, cườm thảo mềm nấu nước uống hàng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *