Vẩn đục dịch kính – khi nào cần đến bác sĩ?

Vẩn đục dịch kính là bệnh thường gặp ở người trên 40 t.uổi, nữ nhiều hơn nam. Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng bận cho việc nhìn, nhưng cũng có khi gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

Dấu hiệu bệnh

Người bệnh thường có miêu tả phong phú về triệu chứng của vẩn đục dịch kính (VĐDK). Đó là trong trường nhìn có những đốm, dải, dây, đám mạng nhện…bay lên bay xuống. Có người mô tả cầu kỳ hơn, vật thể giống như quả tạ, giống như thả diều, xơ mướp thường có màu sẫm, cá biệt có màu óng ánh (cholesterol hay acid uric).

Bệnh nhân sẽ quan sát rõ hơn nếu có ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt và đồng tử co nhỏ lại, ví dụ như vào buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ hay khi ngắm bình minh lên. Có người sẽ thấy xuất hiện kèm cảm giác chớp sáng trong mắt hay thấy có liên quan rõ giữa 2 hiện tượng này.

Bác sĩ mắt cũng luôn hỏi người bệnh về bộ đôi triệu chứng: ruồi bay-chớp sáng trong mắt. Một vài ảo giác cũng đem lại cảm giác như bị bệnh VĐDK trong khi thực tế lại không. Đó là gỉ mắt hay bụi bẩn của phim nước mắt, đục thể thủy tinh dạng chấm…

Khai thác kỹ sẽ thấy khi chớp mắt nhiều hay rửa mắt bụi và gỉ sẽ tan biến, còn với đục thể thủy tinh thì chấm đen lại nằm cố định – liếc đi đâu chấm đen chạy theo đó. Các bác sĩ có thể nhỏ giãn đồng tử thăm khám kỹ đáy mắt hoặc cho thêm xét nghiệm siêu âm để xác thực bạn có bị VĐDK hay không?

Khi nào cần đi khám?

Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng bận cho việc nhìn, không kèm theo rối loạn thị giác hay đau nhức. Có 3 trạng thái tự nhiên của VĐDK:

Nhỏ đi và biến mất.

Giữ nguyên hình hài, số lượng và vị trí: quen quá nên nhiều người không lưu tâm nữa, sẽ có cảm giác giải phóng được nó ra khỏi tầm nhìn.

van duc dich kinh khi nao can den bac si ab5 5519604

Vẩn đục dịch kính thường chỉ gây vướng cho việc nhìn, không kèm theo rối loạn thị giác.

Nặng lên và thêm các vấn đề khác: số lượng đốm chấm tăng, nhiều đám vẩn đục hơn, cảm giác chớp sáng dày hơn, thấy có màng chắn màu xám chạy dần vào giữa che lấp trường nhìn. Khi bạn có hiện tượng này nên đi khám chuyên khoa mắt ngay bởi đã có biến chứng đe dọa thị lực.

Biến chứng của vẩn đục dịch kính

Trong khám chữa bệnh hàng ngày, chúng tôi phát hiện được nhiều nhất VĐDK do bong dịch kính sau, căn bệnh khá phổ biến ở người trên 40 t.uổi.

Đằng sau VĐDK còn là rất nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng tới dịch kính – hắc mạc – võng mạc như tắc nhánh hay tắc toàn bộ tĩnh mạch trung tâm võng mạc, viêm hắc võng mạc do virus cự bào, bệnh võng mạc tăng huyết áp và đái tháo đường, u lympho nội nhãn, rách và bong võng mạc, viêm màng bồ đào sau, bệnh võng mạc trên bệnh nhân HIV, bệnh hắc võng mạc cận thị…

Khi phát hiện được các bệnh lý nền này trên bệnh nhân có biểu hiện VĐDK thì vấn đề điều trị sẽ phải nghiêm túc và quyết liệt hơn, bằng nhiều biện pháp hơn cũng như theo dõi và tầm soát bệnh toàn thân.

Cách ứng phó với vẩn đục dịch kính

Do có những diễn biến trên đây nên ít người phải cất công điều trị VĐDK, chỉ khi có biến chứng hay gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, thị trường điều trị mới được đặt ra.

Ứng phó đơn giản có khi chỉ là chủ động uống nhiều nước, tránh những động tác mạnh hay xoắn vặn vùng đầu cổ (tập thể dục thái quá, một vài động tác khó của yoga), kiêng nhịn thở hay chơi thể thao mạnh gắng sức cũng làm VĐDK biến mất dần.

Một vài thuốc tra nhỏ mắt có thể cải thiện tình hình VĐDK do tác dụng chống viêm, giảm kết dính tế bào, làm lắng đọng đám vẩn đục.

Với bệnh nhân cận thị số cao nên dùng thêm vitamin uống A-C-E, kẽm, selene… để chống thoái hóa hắc võng mạc, nguồn gốc gây VĐDK trên nhóm bệnh nhân này.

Laser Yag tuy vẫn còn tranh cãi nhưng bắt đầu được dùng để điều trị VĐDK nặng trước khi tính đến phẫu thuật cắt dịch kính. Cuối cùng, cũng có thể coi là hạ sách nếu phải dùng phẫu thuật cắt dịch kính để điều trị VĐDK.

Mối tương hệ giữa bệnh ở hệ cơ xương khớp và da liễu

Viêm khớp vảy nến (VKVN) là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến.Tỷ lệ này chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến.

Do đó, nếu chỉ xem xét các bệnh vảy nến và viêm khớp ở góc độ đơn lẻ có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như khả năng hồi phục của người bệnh.

Dễ bỏ sót nếu không xem xét tổng thể

VKVN là bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống, có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng viêm, dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp và mệt mỏi.

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc của VKVN chưa có thống kê chính xác, ước chừng khoảng 0.3-1% dân số và tần suất mắc mới của bệnh từ 3.4 – 8 trường hợp trên 100.000 người.

Bên cạnh đó, trong số những người bị vảy nến có khoảng 6 – 42% sẽ tiến triển sang VKVN. Bệnh có thể khởi phát ở bất kì t.uổi nào, nhưng phổ biến ở độ t.uổi từ 30-50 t.uổi. Hầu hết người bệnh VKVN thường khởi phát khoảng 10-12 năm sau khi có tổn thương da. Tuy nhiên, VKVN cũng có thể khởi phát trước hoặc cùng lúc với vảy nến da.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến tổn hại chức năng của các khớp, biến dạng khớp, tàn phế, giảm chức năng hoạt động hằng ngày.

Ngoài ra, bệnh có thể làm nặng hơn các bệnh lý kèm theo của người bệnh (nếu có) như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu m.áu cơ tim, béo phì, viêm ruột… dẫn đến nhiều biến chứng, tăng tỷ lệ t.ử v.ong. Tiến triển của bệnh còn tác động lên tâm lý của người bệnh, gây lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

moi tuong he giua benh o he co xuong khop va da lieu bf3 5506896

Điều trị sớm và tuân thủ điều trị

Hiện chưa xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh VKVN. Một số nghiên cứu cho rằng, có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và yếu tố miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có tính chất gia đình và có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27 (thể cột sống) và các HLA-DR (thể nhiều khớp).

Các tác nhân nhiễm khuẩn và chấn thương cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. VKVN có thể tiến triển chậm, với các triệu chứng nhẹ. Hoặc có thể tiến triển nhanh và nặng, tùy theo từng trường hợp.

Người bệnh VKVN thường gặp những triệu chứng: mệt mỏi, sưng, đau các gân, sưng ngón tay, ngón chân. Đôi khi có hình ảnh như khúc dồi, cứng khớp, sưng, đau một hoặc nhiều khớp, giới hạn vận động khớp, cứng khớp buổi sáng. Móng tay chân bị lõm, rỗ, tiêu chảy (viêm ruột), đỏ và đau mắt (viêm màng bồ đào).

Các triệu chứng này có thể giống với các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gout, các thể viêm khớp cột sống… nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, việc chẩn đoán VKVN chủ yếu dựa vào đ.ánh giá của bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các nguyên nhân khác.

Cần khai thác các thông tin liên quan đến t.iền căn bệnh lý, đặc biệt là vảy nến. Thăm khám lâm sàng đ.ánh giá viêm khớp, tổn thương móng và thực hiện một số cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào m.áu, CRP, m.áu lắng, X-quang khớp, MRI khớp để chẩn đoán.

moi tuong he giua benh o he co xuong khop va da lieu 89a 5506896

VKVN cần điều trị song song tổn thương da và khớp. Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, như giáo dục người bệnh, vật lý trị liệu phục hồi vận động hoặc ngoại khoa để chỉnh sửa, thay khớp ở giai đoạn muộn. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc gồm NSAID hoặc DMARD cổ điển. Nhóm thuốc này giúp giảm triệu chứng và điều trị các tổn thương da và khớp. Trong một số trường hợp nếu người bệnh không đáp ứng với các thuốc nêu trên, bác sỹ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc sinh học trong việc điều trị VKVN giai đoạn nặng.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NHẮC NHỞ NGUY CƠ VKVN

Viêm khớp:

– Thể viêm ít khớp, thường là các khớp lớn.

– Thể viêm khớp ngoại biên đối xứng.

– Thể viêm khớp trục (cột sống và khớp cùng chậu).

– Thể viêm các khớp liên đốt xa.

– Thể viêm khớp ngoại biên biến dạng nặng.

Bệnh diễn tiến từng đợt, các dạng triệu chứng lâm sàng không cố định mà có thể xuất hiện các thể khác nhau hay trùng lặp trong các đợt.

– Biểu hiện cơ xương khớp khác: Viêm gân bám, viêm gân gót, dấu hiệu ngón tay hay ngón chân khúc dồi.

– Biểu hiện da:

Vảy nến thường (psoriasis vulgaris).

Vảy nến mủ (pustular psoriasis.)

Vảy nến dạng giọt, dạng mảng (guttate psoriasis.)

Đỏ da (erythema).

– Biểu hiện ngoài khớp khác: Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, bệnh van tim, tổn thương móng…

Lời khuyên của thầy thuốc

Để đạt hiệu quả trong điều trị VKVN, người bệnh cần tuân thủ điều trị, thường xuyên tái khám để theo dõi, đ.ánh giá diễn tiến và điều chỉnh thuốc phù hợp trong từng giai đoạn bệnh.

Người bệnh không nên bỏ điều trị và tự ý điều trị các thuốc mà không được bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo. Bên cạnh điều trị dùng thuốc và tuân thủ điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Người bệnh VKVN nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Các thực phẩm này có thể làm giảm viêm, giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân làm tăng áp lực lên khớp. Giảm đường và chất béo, vì các chất này làm tăng quá trình viêm, thay vào đó nên thực hiện chế độ ăn có chất béo lành mạnh như cá, hạt…

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tập thể dục đều đặn, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giúp các khớp được linh hoạt hơn và tăng sức cơ. Cần bỏ thói quen hút t.huốc l.á, hạn chế rượu bia và tác nhân gây áp lực, căng thẳng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *