Cứu sống kịp thời một phụ nữ bị đột quỵ não cấp

Đang phơi quần áo, người phụ nữ đột ngột méo miệng, mất ý thức không tự chủ. May mắn được cấp cứu kịp thời.

Ngày 2-10, Bệnh viện Gia An 115 ( quận Bình Tân, TPHCM) cho biết vừa cấp cứu kịp thời một phụ nữ bị đột quỵ não cấp.

Trước đó, trưa 1-10, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân L.T.H (61 t.uổi, ngụ phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TPHCM) trong tình trạng mất ý thức, một mắt bị sụp mí, méo miệng sang phải.

cuu song kip thoi mot phu nu bi dot quy nao cap 075 5268993

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán và điều trị đột quỵ

Người nhà cho biết, trước đó, khi bệnh nhân đang phơi quần áo trên sân thượng cùng con trai thì đột ngột méo miệng, bất tỉnh, tiểu không tự chủ. Thời gian từ lúc bệnh nhân xuất hiện triệu chứng méo miệng đến khi tới bệnh viện khoảng 30 phút.

Tại bệnh viện, nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình của đột quỵ cấp, quy trình cấp cứu đột quỵ ngay lập tức được kích hoạt. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đi thực hiện các cận lâm sàng cần thiết như chụp CT scan sọ não không tiêm thuốc cản quang, MRI sọ não có bơm thuốc tương phản.

Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị nhồi m.áu não lỗ khuyết vỏ não đỉnh (phải), không tắc mạch m.áu lớn. Các bác sĩ đã chỉ định cho người bệnh dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và theo dõi sát sao. Sau đó, người bệnh được tiếp tục điều trị thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép và thuốc hạ huyết áp để dự phòng tái phát. Sau ngày điều trị, bệnh nhân đã khôi phục hoàn toàn.

cuu song kip thoi mot phu nu bi dot quy nao cap 924 5268993

Bác sĩ tư vấn về nguy cơ có thể xảy ra đối với đột quỵ não cấp

BS. CKI. Trần Thị Mai Uyên, Trưởng khoa Nội thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115 cho biết những trường hợp nhồi m.áu não do tổn thương mạch m.áu nhỏ có thể gây tàn phế nặng liệt nửa bên người, rối loạn ngôn ngữ… nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, việc cấp cứu sớm tại cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận và điều trị đột quỵ trong “thời gian vàng” từ 3 đến 4,5 giờ kể khi khởi phát triệu chứng đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân, giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong và gia tăng cơ hội hồi phục. Càng cấp cứu chậm, tỷ lệ t.ử v.ong và tàn tật càng cao.

Trong trường hợp người nhà không biết rõ thời điểm khởi phát triệu chứng đột quỵ hoặc đã qua “thời gian vàng”, người nhà vẫn cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức tại bệnh viện có chức năng điều trị đột quỵ. Hiện nay, với sự trợ giúp của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị đột quỵ, có thể mở rộng cửa sổ cứu não lên đến 24 giờ.

Kịp thời cứu sống cụ bà 84 t.uổi bị đột quỵ trong “thời gian vàng”

Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán – điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA) cùng với thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, cụ bà U90 không chỉ được cứu sống mà còn phục hồi tốt.

kip thoi cuu song cu ba 84 tuoi bi dot quy trong thoi gian vang 471 4996696

Ảnh minh họa

Trước đó, Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) nhận được thông tin về một bệnh nhân cần hỗ trợ y tế khẩn cấp là bà V. T. H (84 t.uổi, ngụ tại Q. Bình Tân, TP.HCM).

Chỉ 5 phút sau, xe cấp cứu ngoại viện đã tiếp cận bệnh nhân đang trong tình trạng miệng méo sang bên trái kèm ho sặc, liệt nửa người trái, tiếp xúc chậm. Nhận thấy bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của đột quỵ não, quy trình cấp cứu đột quỵ liền được kích hoạt.

Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong bên phải từ đoạn ngoài sọ (ngang mức thân sống C2-C3) đi vào trong sọ và tắc toàn bộ đoạn trong sọ. Các bác sĩ lập tức tiến hành lấy huyết khối cơ học để tái thông động mạch, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân.

Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán – điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA), can thiệp lấy huyết khối diễn ra nhanh chóng, chỉ hơn 30 phút. Sau phẫu thuật, động mạch cảnh tái thông hoàn toàn, bệnh nhân hồi phục tốt.

BS.CKI. Đàm Quang Huấn, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Gia An 115 cho biết, cấp cứu thường đòi hỏi nhanh chóng, hiệu quả nhưng với cấp cứu đột quỵ, yêu cầu đó còn cao hơn gấp nhiều lần. Bởi mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng. Càng được cấp cứu sớm trong “thời gian vàng”, khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng càng cao.

Do đó, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ… người nhà cần đưa ngay đến bệnh viện có đủ khả năng điều trị đột quỵ cấp và gần nhất.

Bác sĩ Huấn cho hay đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện vì bệnh viện cấp cứu ban đầu không có chức năng điều trị đột quỵ. Điều này vô tình làm mất đi “thời gian vàng” của người bệnh, khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội có kết quả điều trị tốt hơn. Đây là điều rất đáng tiếc vì nếu cấp cứu trễ, dù được cứu sống thì bệnh nhân cũng sẽ phải sống suốt đời với những di chứng sau đột quỵ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

“Khi có người thân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có thể tiếp nhận, điều trị đột quỵ gần nhất”, bác sĩ Huấn chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *