TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần

Chỉ trong vòng một tuần, TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng. Đây là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm 2020 đến nay.

tphcm ghi nhan 640 ca mac tay chan mieng chi trong mot tuan dcb 5265565

Từ đầu năm 2020 đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng Ảnh minh họa

Ngày 1/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng. Riêng trong tuần thứ 3 của tháng 9/2020, toàn thành phố ghi nhận 640 ca bệnh, là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm đến thời điểm này. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận huyện, trong đó có 4 quận huyện ở mức độ cảnh báo.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.

Khả năng lây cao nhất là trong một tuần sau khi trẻ khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại trong cơ thể trẻ vài tuần sau đó. Bệnh dễ lây lan nhất là trong những nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nhóm trẻ. Hiện nay, do t.rẻ e.m, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, là thời điểm tay chân miệng có thể bùng phát.

Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng khiến trẻ rất đau khi ăn, nổi bóng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… dẫn đến t.ử v.ong.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật… Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin. Thức ăn nên được ray, xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu. Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Đối với trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe.

Đồng thời, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ mắc bệnh phải được xử lý đúng để bệnh không phát tán.

Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng.

dak lak ghi nhan 536 truong hop mac tay chan mieng 5a2 5260227

Số ca mắc tay chân miệng tại Đắk Lắk từ đầu năm 2020 đến nay tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2019. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến trung tuần tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc tăng 16,4%.

Trao đổi với PV VTV News, TS.BS Trần Thị Thúy Minh – Trưởng Khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, cho biết, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12.

Virus đường ruột Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus type 71 (EV71) là hai tác nhân gây nên bệnh tay chân miệng. Đối với virus EV71 có thể gây biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

Không những thế, virus EV71 có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bị bệnh. Khi virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương về da và niêm mạc.

Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng khiến trẻ rất đau khi ăn, nổi bóng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… dẫn đến t.ử v.ong.

Do đó, để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, bác sĩ Minh khuyến cáo cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật… nhằm kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin. Thức ăn nên được ray, xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu.

Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Đối với trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe.

Đồng thời, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ mắc bệnh phải được xử lý đúng để bệnh không phát tán.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *