Thực phẩm là ‘bảo bối’ chống đột quỵ, lọc m.áu ’sạch như mới’ cho cơ thể

Cà rốt, đậu hũ, thịt bò, củ cải trắng, cần tây, yến mạch… có tác dụng thanh lọc m.áu, ngừa đột quỵ, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe

thuc pham la bao boi chong dot quy loc mau sach nhu moi cho co the d90 5513558

Ảnh minh họa: Internet

Cần tây
Trong thành phần dinh dưỡng của rau cần tây rất giàu chất xơ, giúp giảm mỡ m.áu và kiểm soát lượng đường trong m.áu. Lá cần tây cũng rất tốt để ngăn ngừa huyết áp cao và xơ cứng động mạch, ngăn ngừa đột quỵ vô cùng hiệu quả.

Yến mạch
Trong thành phần dinh dưỡng của bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan có thể giúp những người bị cholesterol cao giảm lượng cholesterol trong m.áu và lượng đường trong m.áu. Đặc biệt, khi bạn ăn yến mạch thường xuyên có thể giúp chúng ta kiểm soát lượng lipid trong m.áu, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Nhưng bạn chỉ nên ăn bột yến mạch tự nhiên không có đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Hành tây
Hành tây có chứa một loại chất gọi là prostaglandin A, không có trong các loại rau khác. Đây là chất làm loãng m.áu tự nhiên, có thể làm giãn mạch m.áu, giảm độ nhớt của m.áu, giảm lipid m.áu và giúp cơ thể ngăn ngừa huyết khối.

Gạo đỏ
Gạo trắng có nhiều dinh dưỡng dưỡng, nhưng gạo đỏ cũng là một loại lương rất tốt cho sự tuần hoàn m.áu và loại bỏ huyết ứ. Trong Đông y thì gạo đỏ nó có tính an toàn cao. Có tác dụng kiểm soát tốt. Thành phần M-K trong men gạo đỏ có thể làm giảm cholesterol toàn phần, cũng như LDL, là cholesterol có hại.

Đồng thời gạo đỏ còn được gọi là “statin tự nhiên”, có thể kết hợp với natto và lá dâu tằm, sắn dây, táo gai và các thành phần khác. Thực phẩm này có tác dụng giảm mỡ m.áu, bổ khí và tiêu huyết ứ, bổ ấm, nếu lipid m.áu.

Củ cải trắng
Trong thành phần dinh dưỡng của củ cải trắng tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Bạn chỉ cần ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt.

Thêm vào đó, trong thành phần của củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Củ cải trắng là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Đồng thời củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, củ cải trắng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể, thanh lọc m.áu rất tốt.

Cà rốt

Củ cà rốt là thực phẩm số một có tác dụng thanh lọc m.áu, làm chậm lão hoá, ngăn ngừa ung thư. Y học hiện đại đã xác định các gốc tự do bị oxy hóa là nguyên nhân gây lão hóa, ung thư, đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, bệnh thấp khớp, viêm phổi…

Một số chất giúp loại bỏ gốc tự do như vitamin A, vitamin C, vitamin E được tìm thấy rất nhiều trong củ cà rốt. Lưu ý cà rốt ăn nhiều có thể gây vàng da do màu đặc trưng của loại củ này, do đó nên cân nhắc ăn với lượng phù hợp.

Ngưu bàng
Ngưu bàng là thực phẩm dương tính điển hình, có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện suy nhược, chống lão hoá. Nghiên cứu cho thấy quá trình lão hóa của con người bắt đầu từ chân, chất arginine được tìm thấy nhiều trong cây ngưu bàng có thể tăng cường sức mạnh của chân và thắt lưng, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa.

Sách Bản thảo cương mục có ghi chép rằng ngưu bàng giúp loại bỏ mùi hôi của các cơ quan nội tạng, ngăn chặn suy nhược tay chân, điều trị đột quỵ, ho, đau, thoát vị…

Gừng

Gừng có tác dụng trị nhiều bệnh. Chẳng hạn như chữa đau dạ dày, chống loét, chống nôn, khử trùng đường tiêu hóa, làm tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp, chống kết tập tiểu cầu, giảm đau, an thần, trị đổ mồ hôi, giải sốt, trị ho, đàm.

Đậu hũ

Đậu hũ là protein thực vật tuyệt vời, chứa axit linoleic, axit linolenic và axit béo không bão hòa khác, giúp ngăn tăng lipid trong m.áu. Ngoài ra, đậu phụ có chứa lecithin, canxi, kali, kẽm, sắt và các khoáng chất khác giúp tăng cường vận động của não.

Đậu hũ khi ăn vào sẽ có tỷ lệ hấp thụ lên đến 100%, nên người già và người rối loạn tiêu hóa có thể dùng nó làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. “Bản thảo cương mục” cũng ghi đậu phụ có chức năng tiêu hóa rất tốt, cải thiện sức khỏe, làm sạch m.áu và hạ sốt.

Rau muống
Rau muống được xem như loại rau xanh chứa cực nhiều các dưỡng chất tốt và giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm. Chúng chứa nhiều canxi, các chất chống oxy hóa có lợi cho việc duy trì giới hạn hoạt động bình thường của áp lực thẩm thấu thành mạch và giữ ổn định huyết áp. Vì vậy, nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, giữ gìn sức khỏe tim mạch.

Khoai lang
Khoai lang chứa nguồn chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn việc hình thành tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm thiếu nguy cơ đột quỵ.

Cà chua

Cà chua rất tốt cho sức khỏe không chỉ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa và làm hạ huyết áp. Việc ăn cà chua thường xuyên có thể giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi người cao huyết áp có biến chứng xuất huyết trong đáy mắt.

Cải xoăn

Cải cầu vồng và cải xoăn rất giàu magie, không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân mà chúng còn hoạt động như một loại rau củ giúp làm giãn mạch, thông tắc mạch m.áu, bảo vệ lớp trong cùng của thành mạch m.áu (lớp nội mạc).

Ngoài ra, magie trong các loại rau cải này còn giúp ngăn ngừa dòng canxi quá nhiều và độc hại làm ảnh hưởng tới mạch m.áu và động mạch.

Bưởi

Hợp chất naringenin trong bưởi hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp gan đốt cháy mỡ thừa, từ đó hỗ trợ giảm cân, cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong m.áu, giữ cho đường huyết ổn định nên rất có lợi cho người béo phì và có bệnh về tim mạch.

Chuối

Chuối chín giúp bổ sung năng lượng, tăng lượng đường huyết nhưng chuối xanh lại giúp giảm huyết áp, cải thiện độ nhạy của insulin do chứa các tinh bột trơ. Khi độ nhạy cảm của insulin được cải thiện, đường huyết sẽ luôn được duy trì ở mức ổn định, hỗ trợ lưu thông m.áu, giảm huyết áp.

Tỏi

Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị món ăn mà còn giúp làm hạ mỡ m.áu, hạ huyết áp, kiên trì ăn tỏi đen/tỏi sống/tỏi ngâm giấm hoặc uống 5ml giấm ngâm tỏi mỗi ngày thì huyết áp của bạn sẽ luôn được kiểm soát tốt.

Cá hồi

Chất béo omega-3 trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu có tác dụng làm giảm viêm động mạch, giảm nguy cơ đông m.áu và cải thượng lưu lượng, lưu thông m.áu. Tuy nhiên, bạn nên ăn hải sản này bằng những cách nấu không chiên rán để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trứng

Trứng là thực phẩm dương tính làm ấm và bồi bổ cơ thể. Trứng bao gồm lòng đỏ và lòng trắng, giá trị protein trong lòng trắng được tính là 100 đơn vị, trong khi protein trong sữa, thịt lợn, đậu hũ chỉ đạt lần lượt 85, 84, 67 đơn vị.

Người không tập thể dục mỗi ngày nếu ăn một quả trứng, sẽ tăng khoảng 6 mg cholesterol, người nào thường xuyên tập thể dục ăn đủ 1-2 trứng một ngày sẽ không làm tăng cholesterol trong m.áu.

Đau nửa đầu migraine có thế gây đột quỵ ở người trẻ

Tổ chức Y tế Thế giới xếp đau nửa đầu migraine là 1 trong 20 căn bệnh hàng đầu gây thương tật và làm mất sức lao động ở lứa t.uổi từ 30- 45. Đây cũng là nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp ở người trẻ.

Theo TS.BS Nguyễn Hồng Quân – Phó chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đau nửa đầu migraine là bệnh khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ các thể đặc biệt như migraine có biến chứng thần kinh. Mặc dù vậy, những cơn nhức nửa đầu dữ dội kéo dài kết hợp với một số triệu chứng khác ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

dau nua dau migraine co the gay dot quy o nguoi tre 61b 5463401

(Ảnh minh họa)

Bệnh đau nửa đầu migraine thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và độ t.uổi thường từ 30 – 45. Bệnh thường giảm đi sau 50 t.uổi. Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh migraine. Cơn đau đầu migraine thường được kích hoạt bởi một số yếu tố như: đồ uống có cồn, thay đổi thời tiết, chu kỳ k.inh n.guyệt,…

Thông thường, khoảng 25% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng báo hiệu trước các cơn đau. Người bệnh có thể thấy chán nản, thèm ăn, nhìn mờ, tê bì nửa người, nói khó, chóng mặt thường diễn ra trước cơn đau đầu khoảng 50-60 phút.

Đau đầu thay đổi từ trung bình đến nặng, và các cơn kéo dài từ 4 giờ đến vài ngày, thường đỡ đi khi ngủ. Đau thường một bên nhưng có thể hai bên, thường gặp nhất ở vùng trán-thái dương và thường được mô tả đau kiểu mạch đ.ập hoặc đau nhói.

Migrain không chỉ có đau đầu mà còn phối hợp với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và sợ mùi khó chịu. Bệnh nhân kể khó tập trung trong các cơn đau. Hoạt động thể lực thường làm nặng thêm cơn đau đầu migraine; sự ảnh hưởng này, cùng với việc sợ ánh sáng và tiếng động, làm cho hầu hết các bệnh nhân muốn nằm trong một căn phòng tối, yên tĩnh trong các đợt đau đầu. Các cơn trầm trọng có thể làm bệnh nhân tàn phế, phá vỡ cuộc sống gia đình và công việc.

Điều trị trong migraine gồm hai mục tiêu chính là cắt cơn đau và dự phòng. Để cơn đau chóng qua đi, có thể cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc phối hợp với các hoạt chất khác như Aspirin, Ibuprofen…

Sau khi cắt cơn, người bệnh cần phải tiếp tục dùng thuốc để điều trị phòng ngừa nhằm ngăn không cho cơn đau xuất hiện. Việc này hay gặp khó khăn bởi đa số bệnh nhân không tiếp tục uống thuốc khi họ đã tạm thời hết nhức đầu. Chính vì vậy, hiệu quả điều trị không cao và cơn đau có thể quay trở lại để “hành hạ” người bệnh bất kỳ lúc nào. Người bệnh nên đi khám để được bác sỹ tư vấn về kế hoạch dự phòng cơn đau đối với từng cá thể.

Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc một cách hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được cân bằng, điều hòa. Không để tinh thần bị căng thẳng và stress, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á… Tránh sử dụng các thuốc gây giãn mạch m.áu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen…Đây là những khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Hồng Quân để phòng tránh cơn đau nửa đầu tái phát./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *