Làm cách nào để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa

Những ngày gần đây, nhiệt độ miền Bắc liên tục giảm sâu, số bệnh nhân đến khám vì những cơn đau do đau thần kinh tọa cũng tăng lên.

Vậy đau thần kinh tọa là gì, dấu hiệu ra sao và làm cách nào để kiểm soát khi gặp cơn đau thần kinh tọa?

lam cach nao de kiem soat con dau than kinh toa b51 5512210

Trong một nghiên cứu lớn thực hiện tại Thụy Điển công bố năm 2013, với sự tham gia khảo sát của 135.000 người. Kết quả cho thấy thời tiết lạnh làm gia tăng tỉ lệ gặp các vấn đề đau cổ và thắt lưng. Một cuộc khảo sát tại Phần Lan năm 2014 cũng cho kết quả tương tự.

Nhiệt độ xuống thấp, cơ bắp có xu hướng căng cứng. Tình trạng kéo dài gây căng thẳng khối cơ là nguyên nhân khiến các cơn đau tăng lên.

Những ngày gần đây, nhiệt độ miền Bắc liên tục giảm sâu, số bệnh nhân đến khám vì những cơn đau do đau thần kinh tọa cũng tăng lên. Vậy đau thần kinh tọa là gì, dấu hiệu ra sao và làm cách nào để kiểm soát khi gặp cơn đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh, có đặc điểm cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (còn gọi dây thần kinh hông to).

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, trong đó 80% các trường hợp do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa ( thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, u ống sống…).

Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa

Mặc dù rất nguy hiểm, nhưng bạn sẽ không phải sống chung với các cơn đau nếu phát hiện và điều trị kịp thời. 7 dấu hiệu điển hình nhận biết đau thần kinh tọa:

Cơn đau chỉ xuất hiện một bên mông và chân của cơ thể

Đau hoặc tê sâu một bên mông

Đau phần lưng dưới

Đau tăng lên khi ngồi hoặc đứng. Tình trạng tốt hơn khi nằm

Đau liên tục một bên phía sau chân

Cơn đau nhói, bỏng rát hoặc ngứa ran

Cảm giác “kim châm”, đôi khi như điện giật ở chân, ngón chân hoặc bàn chân của bạn.

Đau thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng một bên của phần dưới cơ thể. Thông thường cơn đau kéo dài từ lưng đến hết mặt sau của đùi và xuống chân. Trong một số trường hợp cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghiêm trọng như:

Đau lưng đi kèm tình trạng sốt

Sưng, tấy đỏ cột sống hoặc lưng

Đau, tê yếu đùi trên, xương chậu hoặc xương cùng

Cơn đau có dấu hiệu tăng lên

Nóng rát khi đi tiểu hoặc đi tiểu ra m.áu

Mất khả năng kiểm soát bàng quang (đi tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu)

lam cach nao de kiem soat con dau than kinh toa 9b8 5512210

Biến chứng của đau thần kinh tọa

Một trong những điều quan trọng nhất khi bị đau thần kinh tọa là xác định nguyên nhân gây ra cơn đau để điều trị. Nếu chỉ điều trị triệu chứng, tình trạng đau sẽ quay lại và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, đồng thời gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh

Ban đầu, đau thần kinh tọa là tình trạng viêm dây thần kinh. Nhưng khi không điều trị, tình trạng viêm kéo dài dẫn tới tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Những cơn đau dọc lưng và chân trở nên nghiêm trọng hơn. Khả năng vận động chi dưới yếu đi. Đáp ứng các biện pháp can thiệp nội khoa như thuốc giảm đau sẽ không còn hiệu quả.

Mất cảm giác, liệt chi

Trong một số trường hợp nghiêm trọng của đau thần kinh tọa, người bệnh bị mất cảm giác bên chân tổn thương. Ngoài ra cơn đau làm hạn chế vận động. Tình trạng kéo dài dẫn tới teo cơ, liệt chi vĩnh viễn.

Hội chứng chùm đuôi ngựa (Equina cauda)

Đây là tình trạng cấp tính cần can thiệp cấp cứu y tế. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau thắt lưng, đau lan xuống chân, tê quanh h.ậu m.ôn và mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Nguyên nhân do bó dây thần kinh dưới đầu tủy sống, được gọi là chùm đuôi ngựa, bị tổn thương vì chèn ép bởi các bệnh lý cột sống. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy giảm, liệt chức năng bàng quang hoặc ruột.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, đau dây thần kinh tọa đều khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân mất ngủ. Hạn chế khả năng thực hiện một số công việc hoặc các hoạt động hàng ngày.

Khắc phục cơn đau thần kinh tọa tại nhà

Khoảng 90% người bị đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm mà không cần phẫu thuật trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, dù đau mức độ nào thì người bệnh cũng nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân. Khi cơn đau khởi phát, bạn nên nghỉ ngơi vài ngày, nhưng đừng quá lâu, bởi kéo dài thời gian không hoạt động cơn đau có thể nặng lên. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục cơn đau như:

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm lạnh hoặc chườm nóng đều làm dịu cơn đau thần kinh tọa và giúp bạn hoạt động tốt hơn.

Bạn có thể chườm lạnh bằng túi hoặc khăn bọc nước đá. Đặt trên lưng, di chuyển nhẹ nhàng dọc vùng bị đau. Mỗi lần thực hiện kéo dài 15-20 phút. Sau đó tạm nghỉ ít nhất 15 phút và thực hiện lại khoảng 2 lần.

Trong trường hợp chườm nóng, bạn dùng một chai nước nóng hoặc một miếng đệm nóng chườm cho phần lưng dưới. Nên sử dụng một chiếc khăn để ngăn cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng. Hoặc bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm. Nên để nhiệt chườm ở mức không quá nóng. Chườm nóng ít nhất 15 phút, nhưng không lâu hơn 2 giờ tùy thuộc mức độ cơn đau.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Ví dụ Ibuprofen hoặc aspirin sẽ giúp giảm cơn đau, đồng thời giảm viêm, sưng tấy. Trong trường hợp đau tăng lên, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và kê thêm thuốc khác.

Điều chỉnh tư thế ngủ và vận động

Tư thế đúng rất quan trọng. Luôn giữ lưng thẳng, giảm áp lực cột sống khi ngồi, hay đi lại vận động. Khi ngủ nên chọn tư thế nằm ngửa, kê chiếc gối nhỏ dưới kheo chân giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Hoặc nằm nghiêng qua bên chân không bị đau, kẹp chiếc gối giữa hai đầu gối. Không mang vác các vật nặng, lệch một bên cơ thể.

Thực hiện các bài tập kéo giãn phù hợp

Trong cơn đau cấp dữ dội, bạn nên nằm nghỉ hạn chế vận động. Khi tình trạng thuyên giảm, các bài tập kéo giãn là phương pháp khắc phục và hạn chế tái phát cơn đau hiệu quả.

Nên lựa chọn các bài tập tăng cường sự dẻo dai cho cơ lưng cột sống, cơ bụng và cột sống. Đồng thời sẽ giúp m.áu lưu thông tới các vùng bị đau tốt hơn, nhanh chóng làm giảm cơn đau.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Y học hiện đại phát triển luôn ưu tiên cho các phương pháp điều trị không xâm lấn. Với những bệnh nhân đau thần kinh tọa do các bệnh lý cột sống, có thể sử dụng đai cố định và kéo giãn cột sống như một biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả.

Đau thần kinh tọa trước đây được cho là bệnh lý của người già, người lao động nặng. Tuy nhiên ngày nay đối tượng bị đau thần kinh tọa bao gồm cả người trẻ, nhân viên văn phòng. Do tư thế vận động chưa đúng. Do áp lực cuộc sống. Do thiếu thông tin, chủ quan với sức khỏe. Nhận biết sớm các dấu hiệu đau thần kinh tọa, kiểm soát tốt cơn đau và điều trị nguyên nhân gốc sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Chườm nóng hay lạnh khi bị chấn thương?

Khi bị chấn thương, dùng túi chườm là phương pháp mang lại tác dụng tức thì trong việc giảm sưng nền, tránh tổn thương lan rộng.

Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh) là chấn thương thường gặp khi bị tai nạn giao thông, lao động, trượt ngã… Nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau.

Nếu được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng giảm tức thì, các tổn thương sẽ nhanh hồi phục. Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây n.hiễm t.rùng, ảnh hưởng chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.

Theo Phó giáo sư Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chườm vết thương là phương pháp giảm sưng đau hiệu quả. Tuy nhiên, với việc sử dụng túi chườm, người bệnh thường xuyên mắc sai lầm khi chọn phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh.

chuom nong hay lanh khi bi chan thuong b4b 5507139

Nhiều người thường sai lầm trong lựa chọn phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Ảnh: Ehealth.

Người Việt thường có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Tuy nhiên, PGS Bùi Hồng Thiên Khanh khuyến cáo điều này mặc dù mang lại hiệu quả giảm đau, một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.

“Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc quá đà sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, nhất là với những người có nhiều bệnh nền”, PGS Khanh nói.

Phương pháp đúng là trong 3-5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm m.áu, người bệnh nên chườm lạnh để mạch m.áu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng m.áu tới phục hồi vết thương.

Bên cạnh đó, một số một trường hợp sử dụng biện pháp dân gian như dùng mật gấu, dầu nóng để thoa lên vết thương. Thực tế, điều này không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây bỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.

Chuyên gia này phân tích thêm khi bị chấn thương, các tổ chức tế bào vỡ ra, sự liên kết giữa các mô bị phá vỡ. Lúc này, phản ứng viêm diễn ra giúp cô lập, xử lý và tái tạo sự sống tại khu vực tổn thương.

Tuy nhiên, phản ứng viêm xảy ra quá mức sẽ gây nhiều biến loạn cho cơ thể, tình trạng sưng, phù nề nhiều hơn, đáp ứng viêm bất thường. Lúc này, người bệnh cần được can thiệp giảm viêm để tránh ảnh hưởng vận động phục hồi sau này.

Phản ứng viêm diễn ra quá mức cũng sẽ gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội. Do đó, việc sơ cứu ban đầu cũng như xử lý phản ứng viêm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi sau chấn thương.

PGS Khanh khuyến cáo ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô, sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng.

Vết thương cần được băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng 1-3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *