Bẹp đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không biết cách đặt bé nằm ngủ đúng cách.
Khoa học đã chứng minh, đầu bẹp là ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài lẫn sức khỏe của trẻ. Đầu bẹp thực chất là một trạng thái biến dạng của hộp sọ. Về mặt khách quan, trạng thái này sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực não bộ và có thể gây tổn hại đến trí tuệ của trẻ.
Đồng thời, đầu bẹt còn có thể khiến thần kinh thị giác của trẻ phát triển không cân đối và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều nghiêm trọng hơn là chứng đầu bẹp gây ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình của trẻ.
1. T.rẻ e.m có đầu bẹp thường có đầu và mặt to
Thông thường đầu của trẻ đầu bẹp sẽ lớn hơn trẻ đầu tròn, hai bên đầu sẽ nhô ra. Điều này làm ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ. Trẻ bị bẹp đầu thường khó tìm được chiếc mũ phù hợp.
2. Đầu bẹp khiến miệng phình ra và làm gương mặt xấu đi
Trẻ bị bẹp đầu khiến miệng phình ra, nhìn nghiêng sẽ không đẹp bằng những đ.ứa t.rẻ khác.
3. Đầu bẹp cũng khiến trẻ khó lựa chọn kiểu tóc
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của trẻ đầu bẹt là hộp sọ ngắn và phẳng. Ngoài ra, trẻ cũng có gương mặt to hơn và có cảm giác tóc không thể che hết khuôn mặt.
Chứng đầu bẹp (còn gọi là đầu lép, đầu dẹt hay đầu méo) là hiện tượng mà đầu người có hình dáng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường, được đặc trưng bởi một chỗ bằng phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu. Hội chứng này thường xảy ra nhiều ở giai đoạn sơ sinh.
Xương hộp sọ của trẻ sơ sinh khá mềm, mỏng và dễ uốn. Điều này khiến cho hình dáng hộp sọ có thể thay đổi dễ dàng khi bị tác động nào đó. Một số trẻ bị bẹp đầu sau khi sinh thường. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị bẹp đầu do nằm quá lâu ở một tư thế nhất định. Nếu cảm thấy đầu con bị bẹp, mẹ cần sửa tư thế nằm ngủ của con trong vòng 6 tháng kể từ khi được sinh ra.
Cách cho trẻ ngủ để tránh bẹp đầu
Bạn không nên kê gối cho bé trong thời kỳ sơ sinh. Thay vào đó, mẹ hãy lót khăn tay dưới đầu để tránh đầu bé ra mồ hôi hoặc bé ọc sữa. Sau khi cho trẻ ngủ, bạn hãy để trẻ ngủ nghiêng, đặt 1 chiếc khăn sau lưng để giữ tư thế ngủ cho trẻ.
Khi trẻ nằm ngủ, mẹ cần luân phiên cho trẻ ngủ ở nhiều tư thế nghiêng bên trái, nghiêng bên phải để đầu trẻ không bị bẹp, méo về một phía. Khi trẻ thức dậy để chơi trong ngày, mẹ nên khuyến khích bé nằm sấp và ngẩng đầu lên nhiều hơn. Mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ và chỉnh sửa kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến đầu của bé.
Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột?
Mặc dù đều được chế biến từ sữa bò nhưng tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải uống sữa bột mà không phải là sữa tươi? Trẻ độ t.uổi nào thì được uống sữa tươi?
Câu trả lời đơn giản là vì trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa tươi một cách hoàn toàn hay dễ dàng như khi trẻ tiêu hoá sữa bột.
Sữa tươi có chứa hàm lượng đạm và khoáng chất cao, có thể gây gánh nặng cho thận chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, sữa tươi thiếu lượng sắt thích hợp, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho trẻ; thậm chí có thể gây thiếu m.áu do thiếu sắt ở một số trẻ, vì đạm trong sữa tươi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến mất m.áu trong phân.
Sữa tươi cũng không chứa các loại chất béo lành mạnh nhất cho trẻ đang phát triển. Chính vì những lý do này, t.rẻ e.m trong mười hai tháng đầu đời (dưới 12 tháng t.uổi) không nên dùng sữa tươi thông thường. Để trẻ dùng được, sữa bò phải chế biến lại cho phù hợp theo các tiêu chuẩn qui định, vì vậy có tên gọi là sữa công thức (sữa bột như ta thường thấy)..
Sữa tươi có chứa hàm lượng đạm và khoáng chất cao, có thể gây gánh nặng cho thận chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa
Khi trẻ hơn 12 tháng t.uổi, bạn có thể cho trẻ uống sữa tươi hoặc sữa giảm chất béo (2%), miễn là trẻ được cung cấp một chế độ ăn đặc cân bằng (ngũ cốc, rau, trái cây và thịt). Nhưng hãy giới hạn lượng sữa của trẻ ở mức 1 lít trong ngày. Vì nếu nhiều hơn lượng sữa này có thể gây dư năng lượng và làm giảm cảm giác thèm ăn các loại thức ăn khác cần thiết cho trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa ăn được nhiều loại thức ăn rắn, hãy tư vấn với bác sĩ nhi khoa về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Cần lưu ý là không cho trẻ uống sữa 1% (ít béo) hoặc không béo (tách béo) trước 24 tháng t.uổi. Vì ở độ t.uổi này, trẻ vẫn cần hàm lượng chất béo cao hơn. Nếu con bạn thừa cân hoặc có nguy cơ bị thừa cân, hoặc nếu t.iền sử gia đình bị béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh tim, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị dùng sữa 2% (đã giảm chất béo) để thay thế.
Lưu ý: Sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo chiếm 3,25% tổng trọng lượng sữa. Sữa 2% có hàm lượng chất béo chiếm 2% tổng trọng lượng sữa; sữa 1% có hàm lượng chất béo chiếm 1% tổng trọng lượng sữa; sữa tách béo có hàm lượng chất béo chiếm 0% tổng trọng lượng sữa.
Loại sữa và Lượng chất béo trong 240ml sữa
Sữa nguyên chất: 8 gram
Sữa 2% (giảm béo): 5 gram
Sữa 1% (ít béo): 2,5 gram
Sữa không béo (tách béo): 0 gram
Sau 24 tháng t.uổi, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bao gồm cả việc lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Cần nhớ, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 24 tháng.