Cảnh giác trúng gió liệt nửa mặt do lạnh

Hiện nay, miền Bắc đang trong ở trong những ngày lạnh, rét buốt, đặc biệt vào sáng sớm và ban đêm.

Đây là thời điểm nhiều người có nguy cơ bị liệt nửa mặt; chủ yếu xảy ra vào mùa đông, xuân; không phân biệt t.uổi tác, giới tính. Liệt nửa mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh VII ngoại biên gây nên tình trạng giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt.

Liệt mặt ảnh hưởng đến sức khỏe gây khó khăn trong sinh hoạt, đồng thời gây tâm lý ngại tiếp xúc cho bệnh nhân. Việc điều trị liệt nửa mặt phải mất một khoảng thời gian nhất định và có thể tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt mặt như sau tai nạn, chấn thương (vỡ xương đá, tổn thương não, vết thương hàm mặt, đứt dây thần kinh…), sau bệnh lý (khối u), nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh ở não,… trong đó hay gặp nhất là sau nhiễm lạnh.

Do dây thần kinh số VII chạy nông nhất trên mặt, đi song song với mạch m.áu vùng tai, nếu gặp lạnh đột ngột sẽ gây co mạch nhanh, m.áu không nuôi dưỡng được và dây số VII sẽ bị tổn thương. Liệt dây số VII nửa mặt không thể cử động được. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thời tiết giao mùa, nhất là mùa lạnh sẽ khiến nhiều người mắc bệnh hơn.

Đối tượng nào dễ mắc?

Bệnh xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng những người thường xuyên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, thần kinh bị căng thẳng, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm lạnh. Ngoài ra, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có t.iền sử hạ đường huyết, tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, phụ nữ có thai, bị bệnh đái tháo đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, lứa t.uổi trung niên và người già,… cũng dễ bị méo miệng. Bệnh cũng hay gặp ở người uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya dễ bị lạnh.

Mặt khác, lượng cồn trong m.áu đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch m.áu co lại (hoặc giãn ra tùy thể trạng mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt, hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh sẽ bị cảm.

canh giac trung gio liet nua mat do lanh 041 5516617

Liệt mặt ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó khăn trong sinh hoạt.

Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh nhân đột ngột thấy hai bên mặt mất cân đối, nửa mặt bên liệt bất động, mất nếp nhăn trán. Mắt nhắm không kín, lông mày sụp xuống, rãnh mũi – má mờ, méo miệng, góc mép miệng bị sệ xuống. Chảy dãi hoặc nước một góc miệng, thức ăn hay đọng lại ở má bên liệt, người bệnh không làm được các động tác: phồng má, cười, chu môi, nhăn trán.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi từ 70-100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co giật nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, n.hiễm t.rùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc.

Chữa trị thế nào?

Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng: Điều trị càng sớm càng tốt, tránh các kích thích mạnh, không cố điều trị cho hết liệt trong giai đoạn cấp của bệnh, kết hợp bảo vệ mắt bên liệt.

Các phương pháp điều trị và phục hồi chức năng: Thuốc chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh. Bảo vệ mắt, chống khô mắt và viêm giác mạc: đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Các phương pháp vật lý trị liệu: Giai đoạn cấp: Chống viêm bằng sóng ngắn, giai đoạn bán cấp và mạn tính dùng nhiệt nóng. Dùng điện phân đưa thuốc chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh.Dùng laser công suất thấp chiếu vào các huyệt vị vùng mặt bên liệt. Dùng điện xung – kích thích thần kinh cơ mặt bên liệt. Dùng siêu âm – xoa bóp vi thể toàn bộ cơ mặt bên liệt.

Các bài tập phục hồi chức năng bao gồm xoa bóp vùng mặt: dùng 5 đầu ngón tay và lòng bàn tay thả lỏng day, xoa nhẹ nhàng toàn bộ bên liệt theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và ngược lại. Tập các cơ vùng mặt qua gương: nhắm mắt, huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn trán, phát âm các từ: B, P, U, I, A.

Phòng bệnh

Tránh gió lạnh đột ngột, mùa nóng không nằm thẳng điều hòa; mùa lạnh mở cửa từ từ, tránh gió lùa, ra đường đeo khẩu trang giữ ấm mặt, không nên cho các cháu nhỏ ngồi phía trước xe. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, nên sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa để lại những di chứng của bệnh.

Nguy cơ tổn thương não vì sai lầm thường gặp trong bữa nhậu

Thói quen sai lầm này khiến chúng ta dễ bị tụt đường huyết sau khi uống rượu bia. Tình trạng nặng có thể gây tổn thương não và thậm chí là t.ử v.ong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Quá chén trong những cuộc vui khiến dân nhậu đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng ngộ độc rượu do lượng cồn được hấp thu vào quá nhiều, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể.

Tuy nhiên, một tình trạng khác do uống quá nhiều bia rượu là hạ đường huyết, cũng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng lại ít được nhận thức đúng.

Vì sao dễ bị hạ đường huyết sau khi nhậu?

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đường trong m.áu (glucose) là chất dinh dưỡng chủ lực để cung cấp năng lượng cho mọi vận động. Nguồn đường trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn sau đó tổng hợp và dự trữ ở gan.

nguy co ton thuong nao vi sai lam thuong gap trong bua nhau d18 5510585

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Tuy nhiên, khi uống rượu bia, chất cồn (ethanol) lại có tác động trực tiếp gây hạ đường huyết.

Một yếu tố khác khiến tình trạng hạ đường huyết ở dân nhậu càng trầm trọng hơn, chính là vì sai lầm “uống không ăn”.

“Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn. Bên cạnh đó, trên bàn nhậu mọi người thường mải vui “chén chú, chén anh”, nên ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn. Sau khi đi nhậu về lại thường đi ngủ luôn”, BS Nguyên phân tích.

nguy co ton thuong nao vi sai lam thuong gap trong bua nhau 666 5510585

Ethanol trong đồ uống có cồn cung cấp một ít năng lượng, khiến người uống rượu bia có cảm giác no giả không muốn ăn

Không được cung cấp đủ đường từ bữa ăn, thêm vào đó là tác động của ethanol khiến nhiều người sau khi nhậu, đường huyết bị hạ xuống mức rất thấp.

“Đặc biệt càng trẻ thì lại càng dễ bị hạ đường huyết. Độ t.uổi phổ biến là từ 30 trở xuống. Bên cạnh đó, những người gầy yếu, suy kiệt cũng là đối tượng có nguy cơ cao với tình trạng này”, BS Nguyên nhấn mạnh.

Hạ đường huyết: “Sát thủ” thầm lặng sau mỗi cuộc vui

Theo BS Nguyên việc đường huyết xuống quá thấp sẽ gây tổn thương ở cả 2 bên não. Đáng chú ý, chuyên gia này nhấn mạnh, tổn thương não do hạ đường huyết nguy hiểm không khác gì so với suy hô hấp hay tai biến mạch m.áu não.

BS Nguyên cho hay: “Thời gian bệnh nhân được điều trị càng muộn, tổn thương não càng lan rộng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị co giật, lơ mơ, nặng có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí là t.ử v.ong. Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi thì khả năng cao vẫn để lại di chứng như co giật, động kinh…”.

nguy co ton thuong nao vi sai lam thuong gap trong bua nhau f65 5510585

Một bệnh nhân bị hạ đường huyết sau khi nhậu rơi vào tình trạng nguy kịch, đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc

Khó nhận biết, dễ bị bỏ sót cũng là một yếu tố khiến tình trạng này càng trở nên nguy hiểm.

Thực tế lâm sàng các trường hợp nặng, nguy kịch do hạ đường huyết sau khi uống rượu, được cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, đa phần đều có chung một kịch bản: Bệnh nhân bị hạ đường huyết ngay trong lúc ngủ sau chầu nhậu. Tuy nhiên, vì người nhà tưởng lầm bệnh nhân nằm li bì do say rượu nên bỏ qua. Thường phải sau một buổi hoặc đến ngày hôm sau tình trạng hôn mê của bệnh nhân mới được phát hiện.

Nhiều bệnh nhân do nhập viện quá muộn rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức tích cực, thở máy nhưng nguy cơ t.ử v.ong vẫn rất cao.

Phòng tránh hạ đường huyết khi uống rượu bia

Để phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết gây nguy hiểm do uống bia rượu, BS Nguyên khuyến cáo:

– Khi uống rượu bia cần đảm bảo ăn đủ như một bữa bình thường, ăn nhiều thức ăn có tinh bột, ví dụ như: cơm, cháo, bún, miến… Nếu trong quá trình uống rượu bia chưa ăn đủ thì phải ăn bổ sung sau khi uống. Trong trường hợp ngại ăn có thể uống các loại nước, sữa có đường.

nguy co ton thuong nao vi sai lam thuong gap trong bua nhau dd6 5510585

– Trong gia đình cũng cần theo dõi sát nếu người thân uống bia rượu về ngủ li bì, không tỉnh táo. Trong trường hợp bệnh nhân lâu tỉnh một cách bất thường hoặc mê man quá sâu, gọi, vỗ không có có phản ứng cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

– Đặc biệt trong mùa đông này, cần chú ý đến việc giữ ấm sau khi đã sử dụng bia rượu. “Rượu bia khiến cho mạch m.áu ngoài da giãn ra, khiến người uống cảm thấy ấm lên nhưng thực ra đang mất nhiệt. Bên cạnh nguy cơ nhiễm lạnh, tình trạng mất nhiệt cũng dễ dẫn đến hạ đường huyết”, BS Nguyên cho hay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *