Mùa đông ăn nhiều đậu phộng còn ngăn ngừa tăng cân, hỗ trợ điều trị ho, cảm lạnh rất hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư: Đậu phộng (lạc) chứa hàm lượng cao phytosterol được gọi là beta-sitosterol (SIT) có khả năng bảo vệ bạn và chống lại ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u. Trong một nghiên cứu tại Mỹ chứng minh, nam giới và phụ nữ thường xuyên ăn đậu phộng ít nhất 2 lần/tuần có thể giảm nguy cơ ung thư ruột xuống lần lượt là 27% và 58%.
Phòng đột quỵ não: Đậu phộng là nguồn giàu chất chống oxy hoá và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh liên quan tới tim mạch. Ngoài ra, tryptophan có trong đậu phộng cũng giúp chống lại chứng trầm cảm.
Giảm nguy cơ tăng cân: Đậu phộng tạo cho bạn cảm giác no sau khi ăn. Việc này giúp bạn tránh được việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn gây tăng cân trong mùa đông.
Cân bằng mức cholesterol: Đậu phộng chứa nhiều chất béo bão hoà đơn và không bão hoà đa tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, axit oleic trong đậu phộng giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong m.áu. Nhờ việc này, ăn nhiều đậu phộng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
Phòng ngừa tiểu đường: Đậu phộng chứa mangan, một khoáng chất quan trọng có tác dụng trong chuyển hoá chất béo, carbohydrate và hấp thu canxi, điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Các nghiên cứu chứng minh rằng, người thường xuyên ăn đậu phộng sẽ giảm nguy cơ bị tiểu đường xuống 21%.
Tăng khả năng sinh sản: Thành phần của đậu phộng chứa lượng axit folic cao, giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Tốt cho da: Các loại axit không bão hoà đơn trong đậu phộng có tác dụng dưỡng ẩm và bổ sung dinh dưỡng cho làn da của bạn, giúp da sáng và khoẻ mạnh hơn.
Trị cảm ho, cảm lạnh: Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chính vì vậy, ăn nhiều đậu phộng cũng là cách giúp trị ho và cảm lạnh hiệu quả.
Ninh Bình: Số người nhập viện tăng đột biến do ảnh hưởng của thời tiết
Bác sỹ Trương Thị Thùy Linh cho biết, trong những ngày này thời tiết lạnh đột ngột, người già phải nhập viện điều trị tăng hơn so với bình thường, trong đó chủ yếu là bị đột quỵ.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Võ Dung/TTXVN)
Các đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tục đã khiến số người nhập viện do bị đột quỵ và mắc các bệnh hô hấp tăng cao tại Ninh Bình, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ và người cao t.uổi có sức đề kháng kém.
Khoảng hơn 1 tháng gần đây, vào những ngày rét đậm, lượng bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình tăng cao, chủ yếu là người cao t.uổi có sức đề kháng kém, mắc các nhóm bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và đột quỵ. Các trường hợp người già bị đột quỵ hầu hết nhập viện trong tình trạng nặng.
Bác sỹ Trương Thị Thùy Linh, Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết, trong những ngày này, thời tiết lạnh đột ngột, người già phải nhập viện điều trị tăng hơn so với bình thường, trong đó chủ yếu là bị đột quỵ.
Khoa Đột quỵ hiện ghi nhận số trường hợp bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng khoảng 20% so với những tháng trước đó. Hiện Khoa đang điều trị nội trú cho khoảng gần 150 bệnh nhân.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, do rét đậm, rét hại kéo dài, bệnh nhân cao t.uổi đột quỵ nhập viện cấp cứu tăng hơn so với thời điểm trước.
Thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao t.uổi có t.iền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, t.ử v.ong nếu không xử trí kịp thời.
Bác sỹ Nguyễn Văn Tuyên khuyến cáo người cao t.uổi cần kiểm soát tốt bệnh lý nền bằng cách duy trì thuốc và tái khám theo khuyến cáo, giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh đột ngột, không đi tập thể dục quá sớm, tăng cường thêm thức ăn nhiều dinh dưỡng, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thời tiết giá rét đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của t.rẻ e.m. Từ đầu tháng 12/2020 đến nay, Khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình luôn có trên dưới 200 bệnh nhi điều trị nội trú, tăng gấp đôi so với bình thường. Hầu hết trẻ được đưa tới khám có các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở, sổ mũi… chủ yếu do nhiễm virus ở đường hô hấp.
Trong thời điểm hiện nay, bệnh nhi tại khoa chủ yếu mắc các bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp do vào những ngày đầu mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể t.rẻ e.m chưa thích nghi kịp.
Mỗi ngày Khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 25-35 bệnh nhi nhập viện. Tỷ lệ t.rẻ e.m nhập viện mắc bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, sốt do virus tăng khoảng 30% so với trước.
Bác sỹ Phạm Thị Ánh Hồng, Phó trưởng Khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình cho biết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 t.uổi, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến t.ử v.ong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chủ yếu do viêm phổi.
Do đó, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng, tiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ luôn cần được quan tâm. Khi trẻ sốt cao kèm theo các biểu hiện thở nhanh, mệt mỏi, suy hô hấp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời, không nên tự điều trị tại nhà.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, sự thay đổi bất thường của khí hậu cùng với thời tiết rét lạnh, khô trong mùa đông rất dễ phát sinh, bùng phát các bệnh truyền nhiễm, hô hấp ở trẻ nhỏ và người cao t.uổi.
Trẻ nhỏ, người cao t.uổi có dấu hiệu mắc bệnh cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Cùng với đó, để nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh mùa Đông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc sức khỏe và giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học./.