Vì sao bệnh ung thư dễ tái phát?

Các tế bào ung thư có thể ngủ đông như gấu khiến việc hóa trị không hiệu quả, tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Princess Margarnet ở Canada vừa công bố kết quả cho thấy tế bào ung thư có thể ngủ đông như gấu trúc nếu nhận thấy mối đe dọa, chẳng hạn phương pháp điều trị hóa trị. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

Ngủ đông là cơ chế được kích hoạt trong trường hợp sinh vật cần sinh tồn khẩn cấp. Nó cho phép nhiều động vật tạm dừng quá trình phát triển phôi cho đến khi điều kiện môi trường thuận lợi hơn.

Theo cơ chế này, các tế bào ung thư sẽ né tránh được các biện pháp như hóa trị để tồn tại lâu dài trong cơ thể. Điều đó khiến ung thư không bị t.iêu d.iệt triệt để sau vài năm điều trị, có thể tái phát.

Tuy nhiên, điều này cũng mang lại dấu hiệu tích cực trong nghiên cứu về ung thư. Việc hiểu rõ chính xác cách ung thư trốn tránh thuốc điều trị sẽ giúp giới nghiên cứu sớm tìm ra phương pháp đ.ánh bại chúng.

vi sao benh ung thu de tai phat f4e 5511372

Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada nhận thấy tế bào ung thư có thể kích hoạt trạng thái ngủ đông khi bị tấn công. Ảnh: Discover Magazine.

Nghiên cứu t.iền lâm sàng của nhóm dựa trên các tế bào ung thư đại trực tràng ở người. Theo nhóm tác giả, chúng có khả năng chuyển sang trạng thái kháng thuốc (drug-tolerant persister – DTP) hay còn gọi là trao đổi chất thấp. Điều này giải thích vì sao chúng ta thường thất bại khi điều trị ung thư và gặp tình trạng khối u tái phát.

Nhà nghiên cứu và bác sĩ phẫu thuật Catherine O’Brien, Trung tâm Ung thư Princess Margaret, cho biết: “Khối u hoạt động như một cơ quan hoàn thiện. Chúng có thể chuyển sang trạng thái phân chia chậm đến tối giản để tồn tại”.

Nhóm thu thập các tế bào ung thư đại trực tràng và cho nó tiếp xúc hóa, trị liệu. Họ quan sát thấy chúng chuyển sang trạng thái ngủ đông, sử dụng ít chất dinh dưỡng để hoạt động.

Hành vi này được cho là phù hợp với tất cả tế bào ung thư. Điều này có nghĩa đây có thể là cách giúp chúng sống sót trước hóa chất.

Các nhà nghiên cứu cũng thử cấy tế bào ung thư lên các nhóm chuột khác nhau và nhận được cùng một kết quả. Sau 8 tuần, các khối u giảm đáng kể sự phát triển. Khi ngừng điều trị, khối u phát triển trở lại. Ngay cả với tế bào ung thư mới mọc lại, chúng vẫn rất nhạy cảm với hóa chất và tìm cách ngủ đông.

Cơ sở để tế bào ung thư có thể ngủ đông được là nhờ tự thực bào (autophagy). Trong đó, các tế bào tự ăn chính mình để duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong tự nhiên, quá trình này xảy ra để đào thải tế bào xấu, giữ lại tế bào tốt. Riêng tế bào ung thư, nó sử dụng để duy trì sự sống.

Bác sĩ ung thư Aaron Schimmer, cùng trung tâm trên, cho hay đây là điều họ chưa từng biết đến trước đó. Nghiên cứu định hướng cho giới khoa học tìm ra cách để phá vỡ cơ chế ngủ đông, không để chúng có cơ hội quay lại sau đó. Nó được cho là phương pháp điều trị ung thư trong tương lai.

Ung thư phổi có thể bị chẩn đoán nhầm thành COVID-19

Những bệnh nhân có dấu hiệu ho thường được khuyến cáo nên ở nhà để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

ung thu phoi co the bi chan doan nham thanh covid 19 e39 5408056

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường bị chẩn đoán nhầm thành mắc COVID-19 do triệu chứng ho

Hãng tin Sky News cho biết: Đợt bùng phát virus SARS-CoV-2 đầu tiên đã có tác động rất lớn đến tỷ lệ sống sót và phát hiện của bệnh nhân ung thư phổi ở Anh.

Theo các chuyên gia, 1/3 số bệnh nhân ung thư phổi ở Anh đã t.ử v.ong kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát hồi đầu năm nay, do thời gian chờ đợi được điều trị quá dài. Trong đó, 75% số ca bệnh ung thư phổi không được chuyển tuyến.

Liên minh Ung thư Phổi Vương quốc Anh cảnh báo rằng “đại dịch COVID-19” có thể đảo ngược những cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư được duy trì trong suốt 20 năm qua.

Ho là một triệu chứng của cả hai bệnh (ung thư phổi và COVID-19). Điều này có nghĩa là một số bệnh nhân có thể bị ung thư phổi song bị chẩn đoán nhầm và cũng được yêu cầu cách ly ở nhà vì sợ họ đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, khi nhập viện điều trị thì căn bệnh ung thư phổi của họ đã phát triển đến giai đoạn sau.

Ung thư phổi phát triển khá nhanh và giai đoạn cuối của bệnh thường chỉ kéo dài 6 tháng kể cả bệnh nhân được điều trị hóa trị. Chính vì vậy, việc bị chẩn đoán nhầm thành mắc COVID-19 đã khiến bệnh nhân không nhận được sự chăm sóc phù hợp và kịp thời, dẫn đến giảm cơ hội sống sót.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *