Uống thuốc khớp có ảnh hưởng đến dạ dày?

Naproxen được sử dụng để điều trị đau hoặc viêm gây ra bởi các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, bệnh gút, hoặc đau khi k.inh n.guyệt.

uong thuoc khop co anh huong den da day 9f0 5514556

Ảnh minh họa

Tôi bị đau khớp, đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc, trong đó có thuốc naproxen. Tuy nhiên, tôi nghe nói thuốc này có ảnh hưởng đến dạ dày nên vẫn chưa dám uống. Xin hỏi, thuốc naproxen có tác dụng thế nào và có ảnh hưởng đến dạ dày hay không?

Đỗ Phương Lan (Bắc Giang)

Chị Phương Lan thân mến! Naproxen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc hoạt động bằng cách giảm các kích thích tố gây ra viêm và đau trong cơ thể.

Naproxen được sử dụng để điều trị đau hoặc viêm gây ra bởi các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, bệnh gút, hoặc đau khi k.inh n.guyệt.

Các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng thuốc naproxen có thể có tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến dạ dày với các triệu chứng thường gặp như: Khó chịu dạ dày, ợ nóng nhẹ hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ợ hơi…

Naproxen có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn nếu có t.iền sử viêm loét dạ dày, xuất huyết ruột non.

Chính vì vậy mà thuốc naproxen chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc các thuốc NSAID khác, bệnh nhân mắc các tình trạng như loét dạ dày – tá tràng cấp tính, viêm trực tràng hoặc xuất huyết trực tràng.

Tuy nhiên, chớ nên lo lắng vì có thể tránh được các tác dụng phụ khó chịu này bằng cách uống thuốc naproxen cùng hoặc ngay sau ăn.

Bạn đã thăm khám và được chỉ định dùng thuốc, vì vậy cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong thời gian dùng thuốc có triệu chứng khác lạ hoặc tình trạng bệnh không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, thích hợp…

Chúc bạn mau khỏe!

8 cách giảm axit uric không dùng thuốc

Tăng axit uric trong m.áu liên quan mật thiết tới bệnh gút. Giảm axit uric có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút và ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo của bệnh này.

Trong bệnh gút, axit uric hình thành các tinh thể trong khớp, thường ở bàn chân và ngón chân cái, gây sưng tấy và đau đớn. Một số người cần điều trị bệnh gút bằng thuốc, nhưng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng rất hữu ích, giúp giảm nồng độ axit uric trong m.áu, giảm nguy cơ bùng phát cơn gút cấp. Sau đây là 8 cách giảm mức axit uric có thể thực hiện tại nhà.

Hạn chế thực phẩm giàu purin

Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Khi cơ thể p.hân h.ủy purin, nó tạo ra axit uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gút do cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric.

Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia. Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua… nên ăn với mức độ có kiểm soát.

8 cach giam axit uric khong dung thuoc b68 5496474

Thực phẩm ít purin người bệnh gút nên ăn.

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp

Bằng cách chuyển từ thực phẩm có hàm lượng purin cao sang thực phẩm có hàm lượng purin thấp hơn, có thể giảm nồng độ axit uric hoặc ít nhất là tránh tăng thêm. Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.

Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp). Tuy nhiên, thuốc được kê là để điều trị bệnh, nhiều khi lợi ích cao hơn nguy cơ, vì vậy khi phải uống thuốc cần trao đổi với bác sĩ chứ không tự ý thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở những người trẻ. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhưng ngược lại, việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là khi nhịn ăn, có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, nên lập kế hoạch giảm cân bền vững, chẳng hạn như trở nên năng động hơn, chọn chế độ ăn uống cân bằng và thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Tránh rượu và đồ uống có đường

Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.

Uống cà phê

Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1-3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gút, uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày giảm được 57% nguy cơ mắc tình trạng này. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống cà phê lâu dài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì những người bị bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, uống cà phê có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của họ.

Bổ sung vitamin C

Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Một phân tích tổng hợp năm 2011 cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong m.áu. Nồng độ axit uric giảm có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.

Ăn quả anh đào

Ăn anh đào (cherry) có thể làm giảm nguy cơ bệnh gút, đặc biệt ở những người mắc bệnh. Một nghiên cứu năm 2012 trên 633 người bị bệnh gút cho thấy ăn quả anh đào làm giảm nguy cơ bùng phát cơn gút cấp xuống 35%. Hiệu ứng này vẫn tồn tại ngay cả khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như t.uổi tác, giới tính, uống rượu và sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị bệnh gút. Trong số những người tham gia nghiên cứu có sử dụng allopurinol, một loại thuốc trị gút, sự kết hợp của thuốc và quả anh đào đã làm giảm 75% nguy cơ bị tấn công bởi một cơn gút cấp khác.

Những ai dễ bị tăng axit uric m.áu?

Tỷ lệ người mắc phải tình trạng tăng axit uric m.áu đã tăng mạnh những năm gần đây. Phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo t.uổi tác. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng tăng axit uric m.áu như: uống rượu, phơi nhiễm chì, phơi nhiễm thuốc trừ sâu, một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim, bệnh thận, tăng huyết áp, đường huyết cao, suy giáp, béo phì… Tăng axit uric có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *