Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin này giúp trả lời các thắc mắc của bạn và bạn được tham dự càng nhiều càng tốt vào các quyết định điều trị.
I. Ung thư vú dạng viêm là gì?
Ung thư vú dạng viêm là loại ung thư vú hiếm gặp và phát triển nhanh. Ung thư vú dạng viêm có tên như vậy vì da của vú thường nhìn có màu đỏ và bị viêm, gây ra bởi các tế bào ung thư vú làm tắc các mạch bạch huyết tí hon trong vú và da. Các mạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết.
Hệ thống bạch huyết được hình thành từ một mạng lưới các mạch (tương tự các mạch m.áu) nối với các nhóm hạch bạch huyết nằm trong toàn cơ thể. Hệ thống bạch huyết làm việc gần gũi với hệ thống m.áu để duy trì sự cân bằng chất dịch trong các mô của cơ thể bằng cách thoát dịch, lọc và vận chuyển dịch bạch huyết đi khắp cơ thể.
II. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú dạng viêm
Các triệu chứng ung thư vú dạng viêm có thể phát triển rất nhanh. Có thể có hiện diện khối bướu hoặc không có. Các triệu chứng có thể gồm:
Vú có màu đỏ, ấm hoặc sưng lên
Da của vú đổi màu hoặc trông giống bị bầm tím
Xuất hiện vết lõm hoặc dày da hoặc vú trông sần sùi giống như vỏ quả cam (hay còn gọi là dấu “da cam”)
Vú to lên
Vú đau hoặc nhạy cảm đau
Ngứa mãi không hết
Núm vú bị tụt xuống
Sưng hoặc có cục ở nách hoặc cung quanh xương đòn
.III. Ung thư vú dạng viêm được chẩn đoán như thế nào?
Ung thư vú dạng viêm đôi khi khó chẩn đoán, bởi vì những triệu chứng này tương tự như trạng thái lành tính (không phải ung thư) như viêm vú và áp xe vú – là các bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu bạn được chỉ định thuốc kháng sinh nhưng các triệu chứng không giảm đi thì bạn sẽ được giới thiệu tới phòng khám vú, tại đó bạn có thể được làm vài xét nghiệm gồm:
Chụp X-quang tuyến vúSiêu âm – sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra ảnhSinh thiết – Lấy mô vú ra để quan sát dưới kính hiển vi. Có thể sinh thiết bằng kim. Bạn cũng có thể được sinh thiết bấm lấy ra một mẩu da tròn.
Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư vú dạng viêm thì bạn có thể được làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra xem ung thư đã lan ra ngoài vú hay chưa. Các xét nghiệm này gồm:
Chụp CT hay còn được gọi là CAT scan – sử dụng tia X để tạo ra các ảnh chi tiết toàn cơ thể Xạ hình xương – kiểm tra toàn bộ bộ xương. Nó giúp nhận diện những thay đổi của xương gây ra bởi tổn thương, quá trình làm lành tổn thương hoặc bệnh như là ung thư.
Nếu bạn cần được làm các xét nghiệm này, nhóm bác sĩ điều trị sẽ giải thích thêm.
IV. Ung thư vú dạng viêm vú được điều trị như thế nào?
Nếu bạn bị chẩn đoán ung thư vú dạng viêm, nhóm bác sĩ điều trị sẽ thảo luận các lựa chọn điều trị với bạn và chuẩn bị kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm.
Do ung thư vú dạng viêm có thể phát triển nhanh nên điều trị thường được bắt đầu càng sớm càng tốt. Điều trị thường bao gồm điều trị toàn cơ thể bằng các loại thuốc (điều trị toàn thân) cũng như điều trị vú bị ung thư và khu vực xung quanh vú (điều trị tại chỗ). Có thể sử dụng kết hợp hóa trị, phẫu thuật, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích (đôi khi gọi là điều trị sinh học), nội tiết (hormone) và các thuốc bisphophonate phụ thuộc vào hiện trạng riêng từng cá nhân.
1. Hóa trị
Hóa trị là điều trị dùng thuốc chống ung thư (thuốc độc tế bào) để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư. Đó là điều trị đầu tay cho ung thư vú dạng viêm trước phẫu thuật và gọi là hóa trị tân bổ trợ. Hóa trị được chỉ định để điều trị và làm giảm kích thước của khối u trong vú và để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư có thể đã lan tới nơi khác trong cơ thể.
2. Phẫu thuật
Tiếp theo hóa trị, hầu hết mọi người sẽ được phẫu thuật. Thường thì cả vú được cắt bỏ kể cả khu vực núm vú (phẫu thuật đoạn nhũ). Bác sĩ phẫu thuật thường đồng thời sẽ vét tuyến bạch huyết tại hốc nách.
Nếu như bạn muốn tái tạo vú sau đoạn nhũ thì rất có thể bạn được tái tạo vú sau khi hoàn thành tất cả các điều trị, và được gọi là tái tạo vú trì hoãn.
3. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao được tính toán và kiểm soát cẩn thận để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị thường được thực hiện sau hóa trị và phẫu thuật để điều trị ung thư vú dạng viêm. Khu vực điều trị thường bao gồm toàn bộ khu vực vú và cả khu vực phía trên xương đòn. Bạn cũng có thể được xạ trị vào nách và đôi khi vào hạch bạch huyết sau xương ức.
4. Điều trị nhắm trúng đích (điều trị sinh học)
Đây là một nhóm thuốc chặn sự phát triển và lan rộng của ung thư. Chúng nhằm tới và can thiệp vào quá trình làm ung thư phát triển. Loại liệu pháp nhắm trúng đích bạn được chỉ định phụ thuộc vào các đặc điểm của ung thư vú.
Các liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng sử dụng phổ biến là cho ung thư vú dương tính HER2. HER2 là một protein giúp các tế bào ung thư phát triển.
Có nhiều xét nghiệm đo các mức độ HER2, được thực hiện trên mô vú lấy ra trong khi sinh thiết hoặc phẫu thuật. Chỉ những người mà ung thư vú có HER2 cao (gọi là dương tính HER2) sẽ được lợi từ liệu pháp đích.
Ví dụ về các liệu pháp đích cho ung thư vú dương tính HER2 gồm trastuzumab và pertuzumab.
Nếu ung thư vú của bạn âm tính HER2 thì các liệu pháp đích sẽ không có lợi ích.
5. Liệu pháp nội tiết
Một số loại ung thư vú sử dụng chất estrogen trong cơ thể để giúp chúng phát triển và được gọi là ung thư vú dương tính thụ thể estrogen hay là ung thư vú ER .
Các liệu pháp nội tiết chặn hoặc làm dừng ảnh hưởng của estrogen lên các tế bào ung thư vú. Các thuốc khác nhau của liệu pháp nội tiết làm việc này theo các cách khác nhau. Chỉ có thể chỉ định liệu pháp nội tiết nếu ung thư vú là ER .
Ung thư vú xâm lấn được xét nghiệm để xem có đúng là ER hay không bằng cách sử dụng mô lấy từ sinh thiết hoặc sau phẫu thuật. Nếu ung thư vú là ER thì nhóm bác sĩ điều trị sẽ thảo luận với bạn liệu pháp nội tiết nào thích hợp nhất với bạn.
Nếu ung thư vú không được kích thích bằng estrogen thì gọi là âm tính thụ thể estrogen (ER-) và liệu pháp nội tiết không mang lại lợi ích.
Có thể làm xét nghiệm để tìm thụ thể progesteron (PR ), là một chất nội tiết khác. Lợi ích của liệu pháp nội tiết là kém rõ ràng cho những người có ung thư vú chỉ dương tính với thụ thể progesteron (PR và ER-). Rất ít ung thư vú rơi vào chủng loại này. Tuy nhiên nếu bạn nằm trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ thảo luận với bạn xem liệu pháp nội tiết có thích hợp hay không.
Những phụ nữ t.iền mãn kinh có ung thư vú dương tính thụ thể nội tiết cũng có thể được khuyến nghị ức chế buồng trứng. Ức chế buồng trứng là thuật ngữ dùng để mô tả các phương pháp điều trị làm buồng trứng dừng sản sinh ra estrogen, hoặc dừng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
6. Các thuốc biphosphonate
Biphosphonate là nhóm thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú lan tỏa ở những phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm thuốc này có thể được dùng không tính đến mãn kinh xảy ra tự nhiên hay do điều trị ung thư vú.
Các thuốc bisphosphonate cũng có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương xương. Thuốc thường được chỉ định cho những người có nguy cơ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương (khi mà xương mất sự chắc khỏe và trở nên dễ gãy).
Thuốc biphosphonate có thể được dùng ở dạng viên nén hoặc truyền tĩnh mạch.
Nhóm bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết thuốc biphosphonate có phù hợp với bạn hay không.
7. Các thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu có mục đích cải thiện điều trị hoặc chăm sóc bệnh nhân, bạn có thể nghe nói đến thử nghiệm lâm sàng mà bạn muốn tham gia hoặc được đề nghị tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể thảo luận với nhóm bác sĩ điều trị để bạn có thể quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn được đề nghị tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng và bạn quyết định không tham gia thì bạn sẽ tiếp tục được điều trị và chăm sóc như đã nêu trên
8. Hỗ trợ thêm
Bị chẩn đoán mắc ung thư vú dạng viêm có thể là một thời điểm khó khăn và thử thách. Có thể có nhiều thời điểm bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, đặc biệt ung thư vú dạng viêm là một dạng ung thư vú hiếm gặp. Nhiều người có thể hỗ trợ bạn, do vậy đừng ngại ngần yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần.
Một số người thấy hữu ích khi thảo luận cảm giác và mối lo của họ với điều dưỡng hoặc bác sĩ. Nếu bạn muốn trao đổi sâu hơn thông qua các cảm nhận, bạn có thể cần gặp chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia tâm lý.
Tài liệu tham khảo
https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc23_inflammatory_breast_cancer_2020_web.pdf
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú tái phát
Bài viết dưới đây sẽ giải thích điều gì xảy ra sau khi điều trị tại bệnh viện, bạn cần tìm kiếm điều gì, các cách khác nhau ung thư có thể quay lại và bạn cần làm gì nếu có lo ngại.
Hầu hết phụ nữ đều lo lắng về việc ung thư tái phát. Các điều lo lắng này là bình thường, và nỗi sợ hãi và lo âu thường giảm đi theo thời gian. Hiểu về việc bạn hiểu biết như thế nào về vú và cơ thể bạn sau điều trị, và các triệu chứng bạn nên nói với bác sĩ có thể giúp quản lý cảm giác không chắc chắn bạn đang trải qua.
Hẹn tái khám
Bạn được theo dõi sau điều trị thế nào phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn đã điều trị. Bạn sẽ thấy các lần tái khám ban đầu thường xuyên hơn và giảm dần theo thời gian.
Hầu hết mọi người được theo dõi tại bệnh viện và sẽ được hẹn tái khám với bác sĩ nội ung thư. Việc tái khám theo dõi sẽ chú trọng vào cảm giác của bạn nên bạn có thể giải thích bất kỳ vấn đề nào, các triệu chứng hoặc tác dụng phụ của điều trị, ví dụ có đau chỗ nào không, cứng khớp, các triệu chứng mãn kinh hoặc mệt mỏi tột độ. Việc tái khám cũng cho bạn cơ hội để hỏi các câu hỏi. Nhiều người thấy viết sẵn các câu hỏi trước sẽ giúp họ có kết quả tái khám tốt hơn.
Bạn có thể được khám lâm sàng gồm khám vú và khu vực vú/ngực cũng như bất kỳ khu vực nào thấy lo ngại. Bạn có thể được gửi tới một bác sĩ khác, ví dụ một bác sĩ vật lý trị liệu nếu bạn có khó khăn về cử động tay.
Tôi sẽ được làm các xét nghiệm đều đặn nào?
Sau điều trị tại bệnh viện, bạn hãy tiếp tục cảm nhận xem có thay đổi gì không. Bạn cũng có thể được chụp X quang vú đều đặn. Nếu bạn được mổ bảo tồn, bạn sẽ được chụp X quang cả hai vú. Nếu bạn mổ cắt vú có hoặc không tái tạo, bạn sẽ chỉ chụp X quang vú còn lại.
Tiếp tục hiểu về vú
Cho dù bạn phẫu thuật bảo tồn hay cắt vú (có hoặc không tái tạo vú), quan trọng là bạn hiểu về bất kỳ thay đổi nào ở vú, ngực hoặc khu vực xung quanh sau khi điều trị, thậm chí nếu bạn vẫn đang được tái khám hoặc chụp X quang vú đều đặn.
Sau điều trị ung thư vú, khó mà biết vú hoặc khu vực sẹo mổ có cảm giác như thế nào, nhất là khi khu vực đó thay đổi theo thời gian. Ngay sau phẫu thuật và trong vài tuần sau đó, mọi người có thể trải qua đau đớn và cảm giác như là bỏng rát và tê đi ở vết sẹo và dưới cánh tay. Khu vực có thể cảm thấy cứng, tê hoặc nhạy cảm.
Bạn sẽ cần biết vú trông như thế nào và cảm giác như thế nào để bạn biết điều bình thường là như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nhận thấy những thay đổi và đi khám bác sĩ sớm. Điều quan trọng nữa là hiểu bất kỳ thay đổi mới nào ở vú bên kia và khu vực xung quanh, và đi khám càng sớm càng tốt.
Bạn tìm kiếm điều gì?
– Tìm kiếm và cảm nhận về những thay đổi ở vú, ngực và dưới cánh tay.
– Thay đổi về kích thước và hình dáng của vú
– Đỏ hoặc chỗ phát ban trên da và/hoặc xung quanh núm vú
– Núm vú tiết dịch
– Có chỗ sưng ở ngực, nách hoặc xung quanh xương đòn
– Cục cứng hoặc đám dầy lên có cảm giác khác
– Thay đổi trên bề mặt da như là da nhăn hoặc có vết lõm
– Núm vú bị tụt vào trong hay thay đổi vị trí hoặc hình dạng
– Đau
– Sưng ở bắp tay.
Tái phát
Tái phát là thuật ngữ nói về ung thư quay trở lại sau điều trị.
Vào thời điểm chẩn đoán và sau phẫu thuật, các xét nghiệm sẽ được làm để tìm ra loại ung thư mà bạn mắc phải. Các kết quả được dùng để lập kế hoạch điều trị để đảm bảo điều trị càng có hiệu quả càng tốt trong việc làm giảm nguy cơ ung thư vú quay trở lại.
Trong khi hầu hết mọi người không mắc thêm vấn đề gì thì đôi khi ung thư vú có thể quay trở lại. Việc ung thư vú quay trở lại có thể là tái phát tại chỗ hoặc ung thư vú tiến triển tại chỗ (còn được gọi là tái phát khu vực).
Tái phát tại chỗ
Đó là khi ung thư vú quay trở lại ở khu vực vú/ngực, ở da gần vị trí vết sẹo mổ ban đầu, nhưng chưa lan tới các bộ phận khác của cơ thể. Tái phát tại chỗ có thể điều trị được.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở da xung quanh vết sẹo mổ hoặc khu vực ngực, bạn hãy đi khám ngay lập tức.
Ung thư vú tiến triển tại chỗ (tái phát khu vực)
Đó là khi ung thư vú quay trở lại và đã lan tới các mô và hạch bạch huyết xung quanh ngực, cổ và dưới xương ức. Ung thư vú tái phát khu vực được điều trị thế nào sẽ phụ thuộc vào loại điều trị bạn đã nhận được trước đây, nhưng có thể gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị thuốc.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào xung quanh vết sẹo mổ hoặc ở vú, ngực, hố nách hoặc xung quanh xương đòn, hãy đi khám ngay lập tức.
Ung thư vú nguyên phát mới
Đôi khi một ung thư vú nguyên phát mới (ung thư vú chưa lan quá vú hoặc hạch bạch huyết dưới cánh tay) có thể phát triển hoặc ở cùng bên sau khi phẫu thuật bảo tồn hoặc ở vú đối diện. Những người có ung thư vú ở một bên có nguy cơ hơi cao hơn phát triển ung thư vú nguyên phát mới ở phía còn lại.
Ung thư vú này sẽ được điều trị như là ung thư vú mới chứ không phải như là tái phát.
Ung thư vú thứ phát
Điều trị ung thư nguyên phát nhắm tới ngăn ngừa ung thư quay trở lại hoặc lan tỏa, nhưng một số người sẽ phát triển ung thư vú thứ phát. Ung thư vú thứ phát xảy ra khi các tế bào ung thư vú lan từ ung thư đầu tiên (nguyên phát) ở vú tới các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể gọi đó là ung thư vú di căn, di căn, ung thư vú tiến triển, khối u thứ phát, hoặc ung thư vú giai đoạn 4.
Ung thư vú thứ phát gần như là phát triển ở xương, phổi, gan hoặc não. Một hoặc nhiều khu vực của cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Chẩn đoán ung thư vú thứ phát nghĩa là ung thư có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi. Do điều trị được cải thiện nên ngày càng nhiều người sống lâu hơn sau chẩn đoán ung thư vú thứ phát.
Các triệu chứng của ung thư vú thứ phát
Khó mà liệt kê tất cả các triệu chứng của ung thư vú thứ phát, nhưng quan trọng là báo cáo lại bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có, là các triệu chứng mới và trường diễn và không có nguyên nhân rõ ràng với bác sĩ.
Nhiều triệu chứng của ung thư vú thứ phát có thể giống như các triệu chứng của các tình trạng khác của cơ thể, ví dụ, đau ở xương có thể do t.uổi già, viêm khớp hoặc tác dụng phụ của điều trị. Thở không ra hơi và ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng trường diễn hoặc không giải thích được, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ.
Các triệu chứng mà bạn muốn nói với bác sĩ:
Đau ở xương (ví dụ lưng, hông hoặc xương sườn) không cải thiện được bằng thuốc giảm đau trong một hoặc hai tuần và thường đau hơn về đêm. Giảm cân và giảm sự ngon miệng không giải thích được Cảm giác muốn nôn liên tục Thấy khó chịu hoặc sưng ở xương sườn hoặc bụng trên Cảm thấy mệt mỏi lên tục Ho khan hoặc cảm thấy thở không ra hơi Đau đầu nghiêm trọng hoặc tiến triển Thị lực hoặc giọng nói thay đổi
Một số trong các triệu chứng này như là mệt mỏi và giảm sự ngon miệng có thể là tác dụng phụ thông thường mà nhiều người trải qua sau điều trị ung thư. Nhưng nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ quyết định thăm khám thêm để tìm ra nguyên nhân.
Ứng phó với nỗi sợ ung thư vú tái phát
Hầu như mọi người đã được điều trị ung thư vú đều lo việc bệnh quay trở lại. Trước tiên, mỗi chỗ đau làm bạn sợ hãi, nhưng khi thời gian trôi qua, bạn có thể chấp nhận dần các triệu chứng nhỏ như chúng tồn tại trong mọi trường hợp – các dấu hiệu cảnh báo của cảm lạnh hoặc cúm hoặc là do bạn tự gây ra (suy nghĩ quá nhiều hoặc tập quá sức).
Một số sự kiện có thể đặc biệt stress – những ngày hoặc tuần trước khi bạn đi tái khám, phát hiện một người bạn hoặc người thân bị chẩn đoán ung thư, hoặc có tin tức rằng một ai đó bạn gặp trong khi điều trị lại tái phát bệnh hoặc đã c.hết.
Chúng ta ứng phó theo cách của chúng ta, và không có giải pháp dễ dàng nào. Nhưng giữ im lặng vì chúng ta lo lắng sẽ làm phiền mọi người không phải là phương thức tiếp cận tốt nhất. Nói chuyện về nỗi sợ của bạn liên quan tới việc bệnh tái phát có thể giúp bạn giải tỏa.
Phần sau có thông tin về cách thức đương đầu với sự lo lắng hoặc tâm trạng không tốt.
Lo lắng về lịch sử gia đình có ung thư vú
Phụ nữ bị chẩn đoán ung thư vú thường lo lắng không biết bệnh này có làm tăng nguy cơ ung thư vú cho các thành viên gia đình, đặc biệt là con gái hay không. Chẩn đoán không có nghĩa là các thành viên gia đình có nguy cơ cao hơn đáng kể phát triển ung thư vú. Phần lớn (trên 90%) các ca ung thư vú xảy ra “ngẫu nhiên” và không có tính di truyền. Nếu bạn lo lắng về điều này, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được giới thiệu đi xét nghiệm gen di truyền.
Để có thêm thông tin, đề nghị đọc quyển sách Ung thư vú trong gia đình.
Biên dịch: Hoàng Thu Hà, Lã Thanh Thủy – Hiệu đính: Lê Hà Cảnh Châu, BS.TS. Phạm Nguyên Quý