Mặc dù tỷ lệ t.ử v.ong do ký sinh trùng Naegleria fowleri gây ra vô cùng cao, nhưng bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, không lây qua không khí, nước uống. Khả năng bị lây bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa và t.iền sử bệnh lý mạn tính vùng mũi xoang.
Naegleria fowleri rất nhạy cảm với clo. Ảnh minh họa.
Căn bệnh hiếm gặp
Mới đây, cư dân của 8 thành phố tại Mỹ được cảnh báo có sự xuất hiện của amip ăn não trong nguồn nước tại phía Đông Nam Texas. Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas thông báo tới Cơ quan Cấp nước Brazosport về việc kêu gọi người dân không sử dụng nước máy do sự xuất hiện của ký sinh trùng ăn não Naegleria fowleri.
Cảnh báo được ban hành cho cư dân của Lake Jackson, Freeport, Angleton, Brazoria, Richwood, Oyster Creek, Clute và Rosenberg. Khuyến nghị này sau đó được rút lại, trừ thành phố Lake Jackson.
Vụ việc bắt đầu vào ngày 8/9, khi một b.é t.rai 6 t.uổi nhập viện. Bệnh nhi này được xác định là nhiễm ký sinh trùng ăn não Naegleria fowleri từ đài phun nước ở phía trước của Trung tâm Hành chính Lake Jackson.
Không chỉ Mỹ, các quốc gia khác trên thế giới cũng báo cáo ca bệnh do amip ăn não gây ra, trong đó có Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc ký sinh trùng ăn não Naegleria fowleri.
Bệnh nhân tên P.V.T. (25 t.uổi), quê ở Phú Yên, tạm trú tại Bình Thạnh (TPHCM) đã t.ử v.ong sau một ngày nhập viện. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, giữa tháng 7/2012, người bệnh về quê dự đám cưới người thân và cùng bạn bè lặn bắt trai ở một hồ nước lớn gần nhà.
Cuối tháng 7, sau khi trở lại nơi tạm trú tại TPHCM, người này bắt đầu có triệu chứng sốt, nhức đầu, tình trạng lơ mơ và tới khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Kết quả khám lâm sàng cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng trước và sau khi người bệnh t.ử v.ong cho thấy, thanh niên này bị viêm não – màng não, với các biến chứng suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và ngưng tim đột ngột. Xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR cho kết quả dương tính với đơn bào chân giả Naegleria fowleri. Trường hợp này đã xác định được yếu tố dịch tễ và đường lây nhiễm bệnh rõ ràng.
Bệnh nhân thứ hai là L.T.T (6 t.uổi), ngụ tại Tân Đông Hòa, Bình Tân (TPHCM). Bệnh nhi t.ử v.ong vào ngày 12/8/2012 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Khảo sát yếu tố liên quan ghi nhận bệnh nhi có t.iền sử xuất huyết não sau sinh, bị động kinh, chậm phát triển tâm thần vận động.
Mọi sinh hoạt tắm rửa hằng ngày của bệnh nhi đều sử dụng nguồn nước máy và do người thân giúp đỡ, chưa bao giờ bị sặc nước lên mũi họng. Kết quả phẫu thuật t.ử t.hi và xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR dương tính với đơn bào chân giả Naegleria fowleri.
Tỷ lệ t.ử v.ong cao
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), căn bệnh do nhiễm Naegleria fowleri khá hiếm gặp. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp mắc bệnh đều t.ử v.ong. Từ năm 2009 – 2018, có 34 trường hợp nhiễm amip ăn não được báo cáo ở Mỹ. Từ năm 1962 – 2018, Mỹ ghi nhận 145 trường hợp nhiễm bệnh và chỉ 4 người sống sót.
Theo Bộ Y tế, viêm não – màng não do đơn bào dạng amip Naegleria fowleri là bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính hệ thần kinh trung ương.
Đơn bào sống trong môi trường nước ngọt, xâm nhập vào niêm mạc mũi, qua các đám rối thần kinh dưới niêm mạc để vào não, gây nên tình trạng viêm và tổn thương các tế bào não.
Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng vài ngày sau khi bị lây nhiễm và thường gây t.ử v.ong trong vòng 1 – 2 tuần sau khi mắc bệnh.
Đơn bào dạng amip Naegleria fowleri sống trong môi trường nước ngọt nóng ẩm tự nhiên như các ao hồ, sông ngòi… Naegleria fowleri bền với nhiệt và có thể tồn tại ở nhiệt độ lên đến 46 độ C.
Bệnh biểu hiện cấp tính giống như viêm não, màng não với các triệu chứng: Sốt cao liên tục; Đau đầu, buồn nôn và nôn; Hội chứng màng não rõ; Có thể liệt các dây thần kinh sọ.
Vòng đời của Naegleria fowleri có 3 giai đoạn: Tự dưỡng – tạo roi – bào nang. Trong đó, tự dưỡng là thể gây bệnh cho người. Tỷ lệ mắc bệnh do Naegleria fowleri gây ra là rất thấp. Ước tính là 1 trường hợp mắc bệnh trên 2,6 triệu nguy cơ tiếp xúc.
Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, không lây qua không khí, nước uống và không lây thành dịch. Khả năng bị lây bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa và t.iền sử bệnh lý mạn tính vùng mũi xoang. Naegleria fowleri rất nhạy cảm với clo. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo các hồ bơi nên khử trùng đầy đủ bằng clo.
Mặc dù đây là bệnh hiếm gặp, nhưng tỷ lệ t.ử v.ong vô cùng cao. Do đó, Bộ Y tế nhấn mạnh, phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong.
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao. Trong khi tắm, bơi bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi.
Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi… Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2 ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh xuất phát từ bệnh nhân đi từ tỉnh khác
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh có 43 bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì có đến 10 người từ ngoại tỉnh; 2/3 ổ dịch được phát hiện đều lây lan từ các bệnh nhân từ các tỉnh khác trở về.
Ngày 2/7/2020, ngành y tế phát hiện ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) tại xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh). Qua điều tra dịch tễ nguyên nhân xuất hiện ổ dịch là từ một bệnh nhân đi từ Quảng Bình trở về, sau đó đã lây bệnh cho 5 người trong xã.
Lãnh đạo Trung tâm CDC Hà Tĩnh kiểm tra tại ổ dịch xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh).
Còn tại ổ dịch thôn Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà), nguyên nhân bùng phát là do người bệnh đi lao động từ Bình Dương về đã lây bệnh cho 8 người trong thôn.
Bác sỹ Lê Khắc Lộc – Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Lộc Hà cho biết: “Sau khi xuất hiện ổ dịch, trạm đã nhanh chóng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo đoàn thể địa phương và toàn thể bà con trong thôn triển khai các biện pháp dập dịch. Trung tâm Y tế huyện tổ chức phun hóa chất tiêu độc khử trùng cho toàn bộ các hộ trong thôn và chỉ đạo khám, phân loại bệnh nhân để quản lý và điều trị kịp thời.
Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà tiến hành tuyên truyền các giải pháp phòng chống dịch bệnh cho người dân thôn Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà).
Đặc biệt là thông tin kịp thời trên hệ thống loa truyền thanh cho người dân thôn Xuân Hải nói riêng và toàn bộ thị trấn Lộc Hà nói chung về diễn biến phức tạp của dịch SXH trong cả nước; khuyến cáo bà con các giải pháp phòng chống dịch như: thường xuyên vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, mắc màn khi đi ngủ…
Được biết, sau ca bệnh SXH từ tỉnh khác về, Trạm Y tế thị trấn cũng đã khuyến cáo đối với tất cả bà con, khi có người thân đi từ ngoài tỉnh trở về phải nhanh chóng lên trạm y tế khai báo y tế, khám sàng lọc vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa phòng chống dịch SXH đang diễn biến phức tạp.
Ngành chuyên môn tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khu vực có dịch.
Theo thống kê từ ngành y tế, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh SXH diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước với hơn 70 ngàn trường hợp mắc, trong đó có 7 ca t.ử v.ong.
Tại Hà Tĩnh, đã ghi nhận 43 trường hợp mắc bệnh, với 3 ổ dịch tại xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh), thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).
Khi người thân ở các địa bàn trong vùng mắc bệnh sốt xuất huyết trở về, có các triệu chứng của bệnh, cần khẩn trương vào bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc CDC tỉnh cho biết: “Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, vì vậy, người dân, chính quyền các địa phương không được chủ quan, lơ là. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng mắc bệnh như: sốt cao đột ngột, đau đầu (thường đau sau hố mắt), mệt mỏi, đau cơ, khớp, buồn nôn và nôn, nổi mẩn ở cánh tay, chân và ngứa, ra m.áu cam, chân răng hoặc k.inh n.guyệt kéo dài thì phải khẩn trương vào viện điều trị, đồng thời báo ngay với cơ sở y tế địa phương để thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
Cần chú ý kiểm tra người thân đi làm ăn xa về hoặc người ở nơi khác đến có đi từ vùng mắc bệnh sốt xuất huyết không”.
Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh kiểm tra véc-tơ truyền bệnh tại xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên).
Được biết, hiện nay, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch chính là sự vào cuộc của người dân.
Để tích cực phòng bệnh SXH cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.