Thay khớp háng cho cụ bà 106 t.uổi

Sau 10 ngày phẫu thuật thay khớp háng, cụ bà 106 t.uổi đã ổn định sức khỏe, có thể ngồi dậy và ăn uống được.

Chiều 14/1, bác sĩ Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ bà N.K.T (106 t.uổi, ngụ Vũng Tàu) bị gãy cổ xương đùi bên trái do ngã. Đây là trường hợp lớn t.uổi nhất được phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện.

thay khop hang cho cu ba 106 tuoi 1a6 5515409

Cụ T. là trường hợp lớn t.uổi nhất tại Bệnh viện Chợ Rẫy được thay khớp háng thành công

Người nhà cụ T. cho biết, cụ bị trượt chân ngã trong nhà khiến gãy cổ xương đùi trái. Sau đó, gia đình chuyển bệnh nhân vào bệnh viện địa phương điều trị.

Tuy nhiên, do cụ cao t.uổi, thể trạng suy kiệt, mắc nhiều bệnh nền như thiếu m.áu cơ tim, tăng huyết áp, xơ phổi nên đã chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Sau khi nhập viện, cụ bà nằm yên một chỗ, sinh hoạt rất khó khăn, đau đớn, có nguy cơ làm cho tình trạng bệnh nền càng trầm trọng hơn.

Các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp gãy cổ xương đùi điển hình ở người lớn t.uổi. Tuy nhiên, do bệnh nhân cao t.uổi, mắc nhiều bệnh nền, dự báo ca phẫu thuật sẽ gặp nhiều rủi ro.

Vì vậy, các bác sĩ đã hội chẩn liên chuyên khoa gồm: nội tim mạch, hô hấp, chấn thương chỉnh hình để điều trị giảm đau và bất động xương gãy bước đầu cho bệnh nhân, sau đó lên phương án phẫu thuật.

Trước khi mổ, cụ T. được cho uống thuốc, dinh dưỡng để nâng đỡ thể trạng, kiểm soát các bệnh nội khoa ổn định.

Sau 10 ngày, cụ T. đã ổn định sức khỏe, tự ngồi dậy và ăn uống được, có thể đứng lên với sự hỗ trợ của người nhà.

Gãy cổ xương đùi thường gặp ở bệnh nhân từ 60 t.uổi trở lên. Nếu thể trạng tương đối khỏe mạnh, bệnh nhân sẽ được thay khớp háng bán phần tương đối nhanh (30-45 phút). Từ 1 đến 2 ngày sau, bệnh nhân có thể hết đau, xoay trở, tập đi được.

Mối tương hệ giữa bệnh ở hệ cơ xương khớp và da liễu

Viêm khớp vảy nến (VKVN) là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến.Tỷ lệ này chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến.

Do đó, nếu chỉ xem xét các bệnh vảy nến và viêm khớp ở góc độ đơn lẻ có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như khả năng hồi phục của người bệnh.

Dễ bỏ sót nếu không xem xét tổng thể

VKVN là bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống, có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng viêm, dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp và mệt mỏi.

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc của VKVN chưa có thống kê chính xác, ước chừng khoảng 0.3-1% dân số và tần suất mắc mới của bệnh từ 3.4 – 8 trường hợp trên 100.000 người.

Bên cạnh đó, trong số những người bị vảy nến có khoảng 6 – 42% sẽ tiến triển sang VKVN. Bệnh có thể khởi phát ở bất kì t.uổi nào, nhưng phổ biến ở độ t.uổi từ 30-50 t.uổi. Hầu hết người bệnh VKVN thường khởi phát khoảng 10-12 năm sau khi có tổn thương da. Tuy nhiên, VKVN cũng có thể khởi phát trước hoặc cùng lúc với vảy nến da.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến tổn hại chức năng của các khớp, biến dạng khớp, tàn phế, giảm chức năng hoạt động hằng ngày.

Ngoài ra, bệnh có thể làm nặng hơn các bệnh lý kèm theo của người bệnh (nếu có) như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu m.áu cơ tim, béo phì, viêm ruột… dẫn đến nhiều biến chứng, tăng tỷ lệ t.ử v.ong. Tiến triển của bệnh còn tác động lên tâm lý của người bệnh, gây lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

moi tuong he giua benh o he co xuong khop va da lieu bf3 5506896

Điều trị sớm và tuân thủ điều trị

Hiện chưa xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh VKVN. Một số nghiên cứu cho rằng, có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và yếu tố miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có tính chất gia đình và có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27 (thể cột sống) và các HLA-DR (thể nhiều khớp).

Các tác nhân nhiễm khuẩn và chấn thương cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. VKVN có thể tiến triển chậm, với các triệu chứng nhẹ. Hoặc có thể tiến triển nhanh và nặng, tùy theo từng trường hợp.

Người bệnh VKVN thường gặp những triệu chứng: mệt mỏi, sưng, đau các gân, sưng ngón tay, ngón chân. Đôi khi có hình ảnh như khúc dồi, cứng khớp, sưng, đau một hoặc nhiều khớp, giới hạn vận động khớp, cứng khớp buổi sáng. Móng tay chân bị lõm, rỗ, tiêu chảy (viêm ruột), đỏ và đau mắt (viêm màng bồ đào).

Các triệu chứng này có thể giống với các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gout, các thể viêm khớp cột sống… nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, việc chẩn đoán VKVN chủ yếu dựa vào đ.ánh giá của bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các nguyên nhân khác.

Cần khai thác các thông tin liên quan đến t.iền căn bệnh lý, đặc biệt là vảy nến. Thăm khám lâm sàng đ.ánh giá viêm khớp, tổn thương móng và thực hiện một số cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào m.áu, CRP, m.áu lắng, X-quang khớp, MRI khớp để chẩn đoán.

moi tuong he giua benh o he co xuong khop va da lieu 89a 5506896

VKVN cần điều trị song song tổn thương da và khớp. Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, như giáo dục người bệnh, vật lý trị liệu phục hồi vận động hoặc ngoại khoa để chỉnh sửa, thay khớp ở giai đoạn muộn. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc gồm NSAID hoặc DMARD cổ điển. Nhóm thuốc này giúp giảm triệu chứng và điều trị các tổn thương da và khớp. Trong một số trường hợp nếu người bệnh không đáp ứng với các thuốc nêu trên, bác sỹ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc sinh học trong việc điều trị VKVN giai đoạn nặng.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NHẮC NHỞ NGUY CƠ VKVN

Viêm khớp:

– Thể viêm ít khớp, thường là các khớp lớn.

– Thể viêm khớp ngoại biên đối xứng.

– Thể viêm khớp trục (cột sống và khớp cùng chậu).

– Thể viêm các khớp liên đốt xa.

– Thể viêm khớp ngoại biên biến dạng nặng.

Bệnh diễn tiến từng đợt, các dạng triệu chứng lâm sàng không cố định mà có thể xuất hiện các thể khác nhau hay trùng lặp trong các đợt.

– Biểu hiện cơ xương khớp khác: Viêm gân bám, viêm gân gót, dấu hiệu ngón tay hay ngón chân khúc dồi.

– Biểu hiện da:

Vảy nến thường (psoriasis vulgaris).

Vảy nến mủ (pustular psoriasis.)

Vảy nến dạng giọt, dạng mảng (guttate psoriasis.)

Đỏ da (erythema).

– Biểu hiện ngoài khớp khác: Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, bệnh van tim, tổn thương móng…

Lời khuyên của thầy thuốc

Để đạt hiệu quả trong điều trị VKVN, người bệnh cần tuân thủ điều trị, thường xuyên tái khám để theo dõi, đ.ánh giá diễn tiến và điều chỉnh thuốc phù hợp trong từng giai đoạn bệnh.

Người bệnh không nên bỏ điều trị và tự ý điều trị các thuốc mà không được bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo. Bên cạnh điều trị dùng thuốc và tuân thủ điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Người bệnh VKVN nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Các thực phẩm này có thể làm giảm viêm, giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân làm tăng áp lực lên khớp. Giảm đường và chất béo, vì các chất này làm tăng quá trình viêm, thay vào đó nên thực hiện chế độ ăn có chất béo lành mạnh như cá, hạt…

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tập thể dục đều đặn, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giúp các khớp được linh hoạt hơn và tăng sức cơ. Cần bỏ thói quen hút t.huốc l.á, hạn chế rượu bia và tác nhân gây áp lực, căng thẳng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *