Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang vừa nội soi gắp dị vật ở thực quản cho bệnh nhi nhi G.K.T., 5 tháng t.uổi, trú tại Chiến Phố, Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Dị vật là chiếc hoa tai hình quả trám (Ảnh: BVCC).
Theo người nhà bệnh nhi, bé được chị gái cho cầm bông hoa tai để chơi và không may nuốt phải. Ngay sau đó, bé xuất hiện ho sặc, kích thích và nôn nhiều, được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì rồi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Sau 11 giờ bị hóc dị vật, bệnh nhi được vào Khoa Tai – Mũi – Họng trong tình trạng quấy khóc nhiều, ho sặc sụa và khó thở, tím tái khi nằm.
Xác định đây là ca bệnh rất nặng trên bệnh nhi rất nhỏ, kíp trực đã hội chẩn, tiến hành làm xét nghiệm, cận lâm sàng cấp cứu. Kết quả chụp X-quang cho thấy: Có dị vật kích thước lớn cản quang bất thường tại thực quản.
Tiến hành nội soi, các bác sĩ đã gắp dị vật là hoa tai hình quả trám bằng sắt, đã hoen gỉ ra ngoài thành công.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng cho biết: Nếu dị vật này không được lấy ra sớm, có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là không ăn uống được, chèn ép, khó thở, viêm nhiễm gây thủng thực quản, viêm trung thất, áp xe trung thất, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Qua đây, bác sĩ Tâm khuyến cáo: Các bậc cha mẹ và gia đình nên trông trẻ cẩn thận, tuyệt đối không cho trẻ cầm và chơi các đồ vật nhỏ, sắc nhọn hoặc các dung dịch hóa chất… để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi phát hiện trẻ nuốt, hóc dị vật, uống nhầm hóa chất, phải sơ cứu kịp thời và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngạt mũi một bên kéo dài, dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng
Nhiều người chủ quan với các triệu chứng của ung thư vòm họng và tưởng đó chỉ là triệu chứng của viêm mũi, cảm cúm kéo dài, khi đi khám thì bệnh đã tiến triển.
Nhầm với cảm cúm
Anh Nguyễn Văn V. 34 t.uổi, trú tại Thanh Hà, Hải Dương tâm sự năm ngoái, anh bị cảm cúm sau đó suốt hơn 1 tháng lúc nào cũng bị tình trạng mũi ngạt đặc 1 bên. Anh V. chỉ mua các thuốc trị ngạt mũi và hít và nhỏ nhưng triệu chứng cứ kéo dài.
Anh V. chủ quan chỉ nghĩ cảm cúm thông thường nên không đi kiểm tra sức khoẻ. Hơn 1 tháng sau, khi thấy có hiện tượng c.hảy m.áu cam anh V. mới đi kiểm tra. Lúc này bác sĩ nội soi vùng vòm họng và nghi ngờ có ung thư vòm họng vì có khối u trong vòm. Bác sĩ giới thiệu anh V. tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc ung thư để kiểm tra.
Khi khám tại BV đa khoa An Việt, bác sĩ nội soi và bấm sinh thiết ngay tại vị trí u sùi cho kết quả ung thư vòm họng.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, ung thư vòm họng là một trong số các bệnh ung thư của đầu-mặt-cổ. Vòm họng là phần trên của họng, nằm dưới nền sọ, trên vòm miệng, và phía sau mũi. Các lỗ mũi sau mở vào vòm họng. Vòm họng còn được gọi là họng-mũi.
Ung thư vòm họng xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí lan đến những cơ quan khác của cơ thể.
PGS An cho biết ung thư vòm họng dễ bỏ qua vì biểu hiện giống các bệnh tai mũi họng thông thường. Vì thế, khi có các bệnh lý viêm tai mũi họng kéo dài, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Chỉ cần bác sĩ nội soi tai mũi họng, nếu thấy có tổn thương bác sĩ sẽ bấm sinh thiết tại vị trí có tổn thương để tìm tế bào ung thư.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân
Dấu hiệu của bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường chủ quan bởi dấu hiệu của nó thường vay mượn các dấu hiệu bệnh lý tai mũi họng. PGS An cho biết ví dụ như ở mũi người bệnh có thể bị ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, c.hảy m.áu mũi, nói giọng mũi. Nếu có dấu hiệu ngạt 1 bên mũi, tắc 1 bên mũi cần cảnh giác với ung thư vòm mũi họng.
Ở tai, người bệnh có cảm giác ù ù trong tai 1 bên như tiếng ve kêu. Do u làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
Khi khối u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
Người bệnh có thể thường gặp nhất là một cục sưng u không đau ở phần trên cổ.
Những người có nguy cơ ung thư vòm họng là người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm họng.
T.huốc l.á, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền: các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Người ta còn tìm thêm tác nhân gây ung thư vòm họng đó là Virus Epstein-barr. Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
Khi được chẩn đoán ung thư vòm họng, phương pháp điều trị tốt nhất đó là xạ trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, xạ trị là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%.
Còn phương pháp phẫu thuật không có vai trò quá quan trọng trong điều trị triệt căn.
Việc phát hiện ung thư vòm họng sớm chính là cách tốt nhất điều trị bệnh.
Để phòng ung thư vòm họng, PGS An khuyến cáo nên điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng, không hút t.huốc l.á, hạn chế uống rượu, hạn chế cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà muối…)
Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi m.áu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm.