Những sai lầm trong bố trí nhà cửa khiến bạn hao mòn sức khoẻ

Chớ chủ quan bởi những thói quen vô tình hàng ngày lại có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bạn và người thân!

1. Quần áo giặt khô đã làm sạch

nhung sai lam trong bo tri nha cua khien ban hao mon suc khoe 205 5514395

Gửi quần áo đến tiệm giặt khô là thói quen của nhiều người. Song ít ai biết quần áo đã qua giặt khô có thể tiềm ẩn hiểm hoạ khó lường. Một chất gọi là perchloroethylene thường được sử dụng trong giặt khô vẫn còn lưu trên quần áo rất có hại cho sức khoẻ của bạn. Vì vậy bạn nên treo quần áo ở nơi thoáng gió rồi hãy cất vào tủ.

2. Chất tẩy rửa

nhung sai lam trong bo tri nha cua khien ban hao mon suc khoe 2fb 5514395

Dù được đ.ánh bóng bởi những quảng cáo song không thể phủ nhận, hầu hết những món đồ chúng ta dùng hàng ngày như kem đ.ánh răng, dầu gội đầu, chất khử mùi, gel và các sản phẩm tẩy rửa khác đều được tạo ra bởi một lượng lớn hóa chất và chất bảo quản, về lâu dài có thể ảnh hưởng sức khoẻ. Nếu có thể, bạn hãy thay thế những sản phẩm công nghiệp hóa này bằng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và không chứa chất bảo quản hóa học.

3. Thảm trải sàn

Thảm được sử dụng với mục đích trang trí, tạo nên không gian ấm cúng, thanh lịch, song không phải ai cũng chú trọng việc vệ sinh thảm thường xuyên. Thậm chí, nó là nơi phát sinh vi khuẩn có hại cho con người về lâu dài. Ngoài ra chúng còn chứa vô số mạt bụi, nấm mốc, bụi…

4. Bàn chải đ.ánh răng

nhung sai lam trong bo tri nha cua khien ban hao mon suc khoe 8b2 5514395

Những vật dụng dùng để vệ sinh cá nhân hàng ngày đôi khi lại cũng là những vật dụng thiếu vệ sinh nhất, trong đó bàn chải đ.ánh răng là nơi lý tưởng tích tụ vi trùng và vi khuẩn. Hơn nữa, bàn chải của các thành viên trong gia đình thường để chung lẫn nhau và trong tình trạng thường xuyên ẩm ướt trong nhà tắm. Tuyệt đối không để bàn chải đ.ánh răng trong hộp kín mà hãy để ở nơi thoáng gió và khô ráo.

5. Máy điều hoà

Hầu hết mọi người đều bật điều hòa không khí và đóng tất cả các cửa sổ, tuy nhiên ít người biết là làm điều này tác động tiêu cực đến chất lượng không khí bạn đang hít thở ở nhà. Trong không gian kín, bạn hít thở không khí bị ô nhiễm tuần hoàn bằng chính nhịp thở của bạn. Ngoài ra, cần lưu ý việc vệ sinh thiết bị bởi bụi và vi khuẩn thường đọng lại trên đó và tái lưu thông vào không khí.

6. Mỹ phẩm

nhung sai lam trong bo tri nha cua khien ban hao mon suc khoe e98 5514395

Thống kê cho thấy trung bình, phụ nữ sử dụng 12 sản phẩm chứa 168 thành phần khác nhau mỗi ngày. Bạn nên nhớ rằng phần lớn các sản phẩm làm đẹp đều chứa các hóa chất mạnh, thậm chí thủy ngân, chì, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo.

7. Khăn tắm

Bước ra khỏi phòng tắm và sử dụng một chiếc khăn mềm và sạch để lau khô người là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất. Nhưng ít ai biết rằng vật dụng đơn giản của cuộc sống hàng ngày này thường chứa đầy vi trùng và thậm chí có thể là vi khuẩn trong phân. Nhiều người có thói quen đặt khăn ở sẵn trong phòng tắm mà không biết rằng chúng là nơi lưu trữ rất tốt với mạt bụi và vi khuẩn. Chúng cũng có thể chứa cặn da, nước bọt và các chất bài tiết khác của cơ thể trong quá trình bạn sử dụng nhà tắm. Tốt nhất, bạn nên giặt khăn thường xuyên và nếu có thể, nên treo ở nơi nhiều nắng và gió./.

Phiền toái khi răng… nhạy cảm

Răng nhạy cảm là có cảm giác ê buốt khi ăn một số thức ăn ngọt, chua, nóng, lạnh,… thậm chí hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng có thể khiến bạn bị ê buốt chân răng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm và gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống.

Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh, gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.

Nhạy cảm ngà, hay nhạy cảm răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng, xảy ra hầu hết ở bệnh nhân thuộc độ t.uổi từ 20-50 t.uổi.

Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần ‘ngà’ mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. Phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng. Hàng ngàn kênh dẫn truyền cực nhỏ chạy qua ngà hướng đến phần trung tâm răng. Một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và kết quả là tạo ra cơn đau buốt ngắn và nhói cho răng nhạy cảm.

phien toai khi rang nhay cam fa8 5461239

Răng nhạy cảm hình thành khi phần ngà răng bị ăn mòn.

Vì sao răng trở nên nhạy cảm?

Tình trạng răng nhạy cảm gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:

Tụt nướu: Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu. Tuy nhiên, nếu như bị bệnh nha chu, nướu có thể bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm. Do đó, khi gặp phải tình trạng tụt nướu thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có những lời khuyên và được can thiệp kịp thời.

Răng bị vỡ, nứt: Nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đ.ập có thể dẫn đến mẻ hoặc nứt răng. Khi một chiếc răng bị nứt, các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai. Ngoài ra, vết nứt cũng là nơi chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt.

Sâu răng: Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt. Cách tốt nhất trong trường hợp này là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, ăn uống đúng cách và nên đến nha sĩ kiểm tra răng định kì.

Nghiến răng: Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, nhưng theo thời gian men răng cũng có thể bị mòn đi vì những thói quen mà nhiều người tưởng chừng vô hại ví dụ như nghiến răng. Vì vậy hãy hạn chế những hành động này để tránh làm răng bị ê buốt.

Thực phẩm chứa acid: Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam quýt, cóc, xoài, cà chua, dưa chua hay trà… có thể gây xói mòn men răng.

Lông bàn chải đ.ánh răng cứng: Nếu đ.ánh răng mạnh hay sử dụng các bàn chải quá cứng thì nướu có thể bị tổn thương và lộ ra lớp ngà. Từ đó, răng bị ê buốt khi ăn uống, đ.ánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Làm thế nào để phòng tránh răng nhạy cảm?

Để làm giảm các nguy cơ răng bị ê buốt thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bị lộ ngà cũng như là các bệnh nha chu.

Chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đ.ánh răng có độ mài mòn thấp nhằm làm giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Chải răng bằng nước ấm khoảng 30-40 độ C có thể hạn chế ê buốt răng. Bên cạnh đó một chế độ ăn hạn chế chứa acid cũng giúp phòng ngừa hiện tượng răng ê buốt.

Răng nhạy cảm khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau buốt, do đó khi thấy có những vấn đề bất thường về răng lợi, cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *