Mướp đắng tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu không biết mà kết hợp loại quả này với một số loại thực phẩm thì có thể “rước bệnh vào thân”.
Mướp đắng (khổ qua) thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C rất cao. Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside trong mướp đắng giúp giảm đường trong m.áu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…
Những lợi ích của mướp đắng là không thể phủ nhận tuy nhiên nếu sử dụng mướp đắng với các thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn…
Tôm
Không nên ăn mướp đắng với tôm vì tôm là loại hải sản chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5, khi gặp lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng sẽ dễ gây các phản ứng khó chịu cho cơ thể.
Trà xanh
Không nên uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa).
Mặc dù đều tốt cho sức khỏe nhưng trà xanh và mướp đắng không nên dùng cùng nhau. Nếu đã ăn món có chứa mướp đắng, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ cho thức ăn tiêu bớt rồi mới uống nước trà. Nếu uống trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn có thể bị tổn hại.
Măng cụt
Mướp đắng kết hợp với măng cụt có thể làm hoạt động của hệ tiêu hóa kém đi. (Ảnh minh họa)
Thưởng thức 2 loại thực phẩm này cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến cơ thể khó chịu. Do đó nên ăn 2 loại quả này cách nhau tầm vài tiếng để tránh gây hại đến sức khỏe.
Sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi cùng lúc đi vào cơ thể dễ tạo ra Canxi Oxalate, chất ngăn cản sự hấp thu canxi. Chính vì vậy các bạn không nên ăn chung khổ qua với sườn heo chiên dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.
Ngoài ra theo các chuyên gia những nhóm người sau đây thì không nên ăn mướp đắng
Có những người nên hạn chế hoặc không ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa)
Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Mướp đắng chứa Charantin, Polypeptid-P và Vicine, có công dụng giảm huyết áp, hạ đường trong m.áu. Vì vậy những ai thường xuyên bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng. Người bình thường có sức khỏe ổn định cũng không nên ăn mướp đắng quá nhiều.
Người bị thiếu canxi
Thành phần axit oxalic trong mướp đắng sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi, do đó trước khi ăn nên luộc qua mướp đắng để giảm bớt vị đắng và axit oxalic. Những người đang bị thiếu canxi tốt nhất nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn mướp đắng.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng vì loại thực phẩm này có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra nó còn gây kích thích tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non.
Mặc dù tất cả nghiên cứu chưa chỉ rõ chất nào trong mướp đắng có thể gây các tác hại này nhưng thí nghiệm trên chuột cho thấy, mướp đắng liều cao có thể gây ra quái thai ở thai nhi chuột. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng.
Không những thế, một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai nên cẩn thận nếu ăn mướp đắng. Khi chế biến, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng bởi một số thành phần không tốt trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ. Hơn nữa mướp đắng có rất ít calo và chất béo, không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Đặc biệt mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan, thận không nên ăn mướp đắng vì có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất độc ra ngoài.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Nếu ăn mướp đắng người bị bệnh thiếu men có thể bị thiếu m.áu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người vừa phẫu thuật
Mướp đắng có thể gây cản trở quá trình kiểm soát lượng đường trong m.áu trong và sau khi phẫu thuật, vì vậy bạn nên không nên ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Có gì bên trong ‘bài thuốc thần kỳ’ chữa tiểu đường trên YouTube?
Các chuyên gia đều khẳng định y học chưa tìm ra và công nhận bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường. Điều này lại được bà Nguyễn Thị Nghê nhấn mạnh nhiều lần.
Giải mã bài thuốc chữa tiểu đường của bà Nguyễn Thị Nghê Các chuyên gia nhận định bài thuốc của bà Nguyễn Thị Nghê không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường như quảng cáo.
“Nguyên tắc trị bệnh tiểu đường theo bài thuốc của chúng tôi là không hạ đường huyết ngay tức thì giống như Tây y, chúng tôi chú trọng không phục tận gốc các chức năng tuyến tụy, thận bằng các vị thuốc như dây thìa canh, giảo cổ lam và một số vị thuốc bí truyền khác. Đây là thầy thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng Đông y đầu tiên ở Việt Nam”.
Đó là lời khẳng định của bà Nguyễn Thị Nghê khi quảng cáo về “bài thuốc thần kỳ” của mình trong nhiều video đăng tải trên YouTube. Có gì bên trong thang thuốc này và những tuyên truyền của bà về việc điều trị bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Tác dụng thực sự của “bài thuốc thần kỳ”
Sau khi phân loại và nhận diện từng vị thuốc được phóng viên Zing mua tại Bảo Xuân Đường, đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cho biết thang thuốc của bà Nghê bao gồm: Khổ qua, mộc thông, dứa dại, dạ rau đằng, bạch thược, phan tả diệp, hồng hoa, lá xạ đen, cà gai leo, dây đau xương, đại phúc bì, chỉ xác, hạ khô thảo, lá sen, lá ổi, cỏ đuôi ngựa, mộc hương nam, nam sâm, hoài sơn và một số loại thuốc nam khác như cam thảo.
Tác dụng chính của bài thuốc được lương y Nguyễn Thị Nghê bán cho bệnh nhân là thanh nhiệt, giải độc. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Dựa trên đặc tính và tác dụng của từng vị, Phó chủ tịnh Hội Đông y Ba Đình nhận định bài thuốc này chủ yếu giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Một số thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan mỡ m.áu, gout, khớp, tiểu đường nói chung, thậm chí nhuận tràng.
“Đây là bài thuốc tổng hợp với mục đích chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, kiện lại hệ thống tiêu hóa. Khi uống, người bệnh gặp vấn đề nào, thuốc có thể chạm đôi chút ở đó và không tập trung vào vấn đề cụ thể của họ”, lương y Hồng Minh nhận định.
Về 2 gói nhỏ được nhân viên bán thuốc của Bảo Xuân Đường giới thiệu “điểm khác biệt giữa các bệnh nhân” là phan tả diệp và hồng hoa. Đây là hai vị thuốc đặc trị táo bón và tăng hoạt huyết. Ông Minh khẳng định: “Bài thuốc này không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường”.
Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Chuyên gia này cho biết việc điều trị tiểu đường cần dựa trên cơ sở thăm khám, chẩn đoán và xác định đối với từng bệnh nhân, qua đó cắt thuốc, điều chỉnh các vị sao cho phù hợp. Việc cho bệnh nhân các vị thuốc điều trị chung như trên không thể giúp cải thiện tình trạng tiểu đường mà chỉ mang tính chất hỗ trợ và phòng ngừa ở một số trường hợp.
Trong Đông y, bệnh tiểu đường có 5 thể khác nhau gồm: thận dương hư, vi nhiệt thịnh vượng, táo nhiệt nổi thịnh, thủy thấp ngưng tụ và thận âm hư. Dù cùng có căn nguyên là tuyến tụy và hệ thống tiêu hóa, mỗi thể lại xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Người thầy thuốc sau khi thăm khám và xác định được thể bệnh sẽ từ đó đưa ra bài thuốc điều trị khác nhau.
“Không có bất cứ công thức chung nào cho các thể tiểu đường. Do đó, các bệnh nhân buộc phải được phân loại trước khi điều trị”, lương y Hồng Minh nhấn mạnh.
Về giá thuốc, ông cho biết chi phí trung bình cho một thang thuốc tương tự là 100.000 đồng. Tại cơ sở khám, chữa bệnh của lương y Nguyễn Thị Nghê, mỗi thang được bán với giá 150.000 đồng.
Mối nguy hiểm của lời hứa chữa khỏi tiểu đường
Về góc nhìn của Tây y đối với căn bệnh tiểu đường, thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) khẳng định: “Nhiều bệnh nhân cũng từng hỏi tôi và chia sẻ rằng một số cơ sở hứa hẹn sẽ điều trị khỏi dứt điểm tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn”.
Theo bác sĩ Đồng, đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh mạn tính do tuyến tụy tiết insulin không đủ hoặc tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể gây tăng đường huyết. Hai nguyên nhân này thậm chí có thể xảy ra đồng thời.
Bệnh được chia thành 3 loại chính là đái tháo đường type 1 (chiếm khoảng 10% số trường hợp, thường gặp ở t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên), đái tháo đường type 2 (chiếm khoảng 90%, thường gặp ở người trưởng thành) và đái tháo đường thai kỳ (tăng đường huyết trong khi mang thai).
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn và vận động, người bệnh đái tháo đường type 1 buộc phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể dùng các loại thuốc viên hạ đường huyết hoặc insulin kết hợp. Sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu điều chỉnh chế độ ăn không đạt mục tiêu, phải dùng thêm insulin kiểm soát đường huyết để tránh nguy cơ cho mẹ và bé.
Dù không thể điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh nhân khi tuân thủ điều trị tốt kết hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn, vận động hoàn toàn có thể sống khỏe.
Khi thăm khám cho bệnh nhân, lương y Nguyễn Thị Nghê thường xuyên nhấn mạnh sự nguy hại của thuốc Tây tới cơ thể. Người này cho rằng thuốc Tây chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết tức thời và làm ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận, tụy, thậm chí mang lại nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân. Do đó, bà sẽ yêu cầu bệnh nhân tách dần, thậm chí không dùng thuốc Tây với những người chưa sử dụng.
Về điều này, bác sĩ Đồng cho hay: “Không chỉ đái tháo đường, tất cả thuốc điều trị khi vào cơ thể đều có một số tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này đã được cảnh báo và ghi nhận trong hướng dẫn để bệnh nhân và bác sĩ nắm rõ. Với thuốc điều trị tiểu đường, các tác dụng phụ thường là rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chán ăn hoặc hạ đường huyết”. Vì vậy, bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị, qua đó thay đổi thuốc hoặc có phương pháp kiểm soát tốt hơn.
Tuy nhiên, ông khẳng định nếu bệnh nhân không được kiểm soát đường huyết tốt, bệnh có thể gây biến chứng cấp tính và nguy hiểm như tai biến, đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim…
Trong quá trình tư vấn, lương y Nguyễn Thị Nghê liên tục đề cập đến việc thuốc tây có thể làm tổn hại gan, thận, thậm chí gây biến chứng. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Bác sĩ này chia sẻ ông từng gặp nhiều trường hợp mua thuốc trị tiểu đường theo thông tin truyền tai hoặc quảng cảo trên YouTube, Facebook vì tâm lý lo lắng, ngại điều trị suốt đời.
Các loại thuốc này chưa được kiểm chứng, không rõ nguồn gốc và không được Bộ Y tế cấp phép. Bệnh nhân sau khi mua thường ngưng sử dụng thuốc điều trị bác sĩ kê hàng ngày. Sau một thời gian, khi khám lại, nhiều người có chỉ số đường huyết tăng rất cao, thậm chí xuất hiện biến chứng.
Việc ngừng điều trị khiến tình trạng đường huyết của bệnh nhân cao trở lại. Lúc này, các bác sĩ buộc phải thiết lập, lên kế hoạch và phác đồ điều trị từ đầu.
“Chúng tôi cảm thấy rất tiếc khi chứng kiến nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan, thận, toan chuyển hóa nặng nề, phải lọc m.áu cấp cứu. Một số trường hợp thậm chí đã t.ử v.ong vì đến viện muộn”, bác sĩ Đồng kể lại.