Loại gia vị quen thuộc này sẽ trở thành “độc dược” nếu ăn quá nhiều trong trời lạnh: Hãy lưu ý 3 việc để ăn mà không lo mắc bệnh

Thói quen ăn nhiều loại gia vị này luôn gắn liền với bệnh tật, gây ra những hậu quả khó lường với sức khỏe và suy giảm t.uổi thọ nhanh chóng, vào mùa đông còn đặc biệt hại hơn.

loai gia vi quen thuoc nay se tro thanh doc duoc neu an qua nhieu trong troi lanh hay luu y 3 viec de an ma khong lo mac benh 7a5 5511990

Mùa đông là thời gian nhiều người thường ăn những món khoái khẩu mà không cần phải suy nghĩ, bởi cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều để giữ nhiệt. Thế nên những món lẩu, món nướng cũng tự động “lên ngôi”, thậm chí có người ăn liên tục mấy ngày cũng được. Dù rất ngon nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn nạp quá nhiều muối vào cơ thể.

Tại sao ăn nhiều muối lại gây hại hơn vào mùa đông?

Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hàng ngày, lượng muối sẽ bị tiêu hao thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, nước mắt, tiết mồ hôi… Vậy nên, việc bổ sung muối bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.

loai gia vi quen thuoc nay se tro thanh doc duoc neu an qua nhieu trong troi lanh hay luu y 3 viec de an ma khong lo mac benh ea2 5511990

Ăn nhiều muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên hàng tá bệnh nguy hiểm, nhất là tim mạch.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta thường ăn vượt quá mức cho phép này. Nhất là vào mùa đông, khi chúng ta ít vận động và mồ hôi không tiết ra sẽ làm cơ thể giữ lại muối, tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và bệnh tim mạch. Chưa kể những người bị yếu tim cũng dễ bị suy tim hơn do muối và nhiệt độ thấp.

Bên cạnh đó, ăn nhiều muối cũng gây nên những tác hại xuất hiện ngay lập tức như:

– Gây sưng phù mặt do cơ thể tích nước

– Đầy hơi và khó chịu dạ dày, ợ nóng rát, gây khát nước liên tục

– Ảnh hưởng trầm trọng đến vị giác, gây khô môi nặng vào mùa đông khô hanh

– Làm bạn nổi mụn trứng cá nhiều hơn

– Gây mất ngủ, đau tức ngực và yếu xương khớp

Cần tránh ăn nhiều muối vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe lẫn nhan sắc

Muối không phải lúc nào cũng xấu bởi chúng đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe thần kinh, giúp cơ thể hấp thu được một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thứ gì nhiều quá cũng không tốt, chúng ta cần hạn chế ăn muối lại trong mùa đông lạnh này để duy trì sức khỏe ổn định.

Vậy nên phụ nữ hãy lưu ý những việc sau để có thể ăn muối mà không lo mắc bệnh, nhất là khi nấu ăn cho cả nhà:

1. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn

Tuy rất ngon và bắt mắt nhưng các loại thịt xông khói, xúc xích hay đồ hộp… đều chứa một lượng muối lớn để tẩm ướp nên ăn nhiều sẽ không tốt. Thậm chí đến các loại bánh quy mặn hay đồ đông lạnh cũng làm bạn nạp nhiều muối mà không hay biết, chưa kể là làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

loai gia vi quen thuoc nay se tro thanh doc duoc neu an qua nhieu trong troi lanh hay luu y 3 viec de an ma khong lo mac benh 88c 5511990

Thực phẩm chế biến sẵn tuy ngon nhưng không nên ăn nhiều kẻo sinh bệnh.

Vậy nên chị em hãy cố gắng cắt giảm các loại thực phẩm này ra khỏi bữa cơm, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần là đủ. Nếu trong tình thế bắt buộc phải ăn, hãy mang ra vòi nước rửa nhiều lần để loại bớt muối còn thấm rồi mới chế biến. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn thêm rau xanh và những thực phẩm khác để hạn chế bớt khả năng gây hại của chúng.

2. Hạn chế thêm muối khi nấu ăn

Một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm muối chính là nấu ăn nhạt đi. Dù thêm nhiều muối sẽ làm món ăn đậm đà hơn nhưng nó lại gây hại cho cơ thể. Chỉ cần nêm bớt muối lại khi nấu nướng, chị em đã giúp cả nhà phòng bệnh hiệu quả hơn trong mùa đông.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để làm bật hương vị của món ăn thay vì dùng muối. Với các món như trứng chiên, súp hay cá thì hãy dùng tiêu đen để thay cho việc dùng muối. Bên cạnh đó, bạn nên tự nấu nước hầm xương để hạn chế dùng hạt nêm hay muối làm ngon món ăn.

loai gia vi quen thuoc nay se tro thanh doc duoc neu an qua nhieu trong troi lanh hay luu y 3 viec de an ma khong lo mac benh 4d7 5511990

3. Lựa chọn những món ít mặn khi ăn bên ngoài

Hầu hết những món ăn bên ngoài đều bị nêm nhiều muối để ngon hơn. Vậy nên khi đi ăn nhà hàng hay quán cà phê, hãy tinh tế lựa chọn cho bản thân những món ít muối. Có thể lấy ví dụ như sau:

– Với món bánh mì hamburger thì nên hạn chế dùng nhân có thịt nguội, phô mai, sốt thịt nướng hay xúc xích.

– Xà lách trộn nên ăn nguyên chất và yêu cầu để riêng nước sốt dùng kèm, mỗi lần ăn chỉ chấm một ít để tránh nạp muối nhiều.

– Nên chọn cơm trắng thay vì cơm chiên, cố gắng ăn thêm nhiều rau sống để nhanh no mà không lo béo phì.

– Tuyệt đối không tự thêm gia vị vào món ăn mà chưa nếm thử trước. Đây là thói quen khó bỏ của vô số người, vừa không cần thiết lại còn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hiểu sao cho đúng ‘Món này nóng trong người lắm’?

Về quê, háo hức giữa muôn vàn món ăn mới lạ, các loại trái cây ngon lành, nhưng hễ chạm vào món nào là cũng có người lớn “nhắc chừng”: ăn ít thôi món đó nóng lắm. Sao lại có món ăn nóng?

hieu sao cho dung mon nay nong trong nguoi lam ddf 5285141

“Món ăn nóng”, “món ăn lạnh” vẫn dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cá nhân

Và hiểu sao cho đúng về “món nóng” cùng với những lời nhắc nhở cửa miệng mà đại đa số người Việt đều nằm lòng?

Có “món ăn nóng” thật không?

“Món ăn nóng”, chắc hẳn đây là cụm từ quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Trước hết, cách gọi “món nóng”, “món mát” của người Việt Nam không phụ thuộc vào… nhiệt độ món ăn.

Cùng là một chén chè, cùng ướp đá mát lạnh như nhau, nhưng bạn sẽ có lúc than trời (không sao phân biệt nổi) vì sao chè hạt sen được khẳng định là ăn vào rất “mát”, trong khi ly chè vải, chè thái với từng múi sầu riêng thơm phức ngon lành lại bị kêu là “nóng”?

Hay vì sao tô cháo lươn, cháo ếch nóng hổi thì được gọi là “hàn”, ăn dễ “lạnh bụng” nên cần bỏ thêm miếng gừng, miếng tiêu vào cho “nóng” lên?

Cho đến nay, câu chuyện phân biệt “món ăn nóng”, “món ăn lạnh” vẫn dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cá nhân, mang tính truyền miệng là chính, chứ chưa thật sự được kiểm chứng rõ ràng.

Sở dĩ, khái niệm món ăn nóng, mát được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác vì nó bắt nguồn từ y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, thực phẩm sẽ được chia thành 4 tính chất hàn, lương, ôn, nhiệt (nghĩa là lạnh, mát, ấm, nóng).

Về cơ bản, những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn, vải).

Trong khi đó, những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản, đồ tanh (ếch, ốc).

Mặc dù có khái niệm thực phẩm hàn và nhiệt, nhưng cũng theo y học cổ truyền, thực phẩm có tính nhiệt chưa hẳn là nguyên nhân gây nóng. Vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn và thể nhiệt nên có người ăn thực phẩm hay món ăn nào đó thấy gây ra nóng, còn người khác lại thấy bình thường. Thế nên mới có chuyện nhiều người ăn mận, nhãn, sầu riêng… thì cơ thể bình thường, với người khác lại có phản ứng ngược lại.

hieu sao cho dung mon nay nong trong nguoi lam ce3 5285141

Thực phẩm có tính nhiệt chưa hẳn là nguyên nhân gây nóng

Đó là trong y học cổ truyền, còn xét theo y học hiện đại thì không có khái niệm thực phẩm hay món ăn nóng. Thực phẩm trong y học hiện đại được phân chia dựa trên các thành phần chất dinh dưỡng như: chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất. Theo đó, chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất dinh dưỡng trên, theo tỷ lệ hợp lý, phù hợp với thể trạng và tình trạng hoạt động của cơ thể.

Có cần kiêng khem “món nóng” theo quan niệm dân gian?

Trên thực tế, y học cổ truyền không “cấm kỵ” cũng như so sánh so sánh giữa thực phẩm nhiệt – hàn thì cái nào tốt hơn. Do đó, quan niệm thực phẩm tính nhiệt không tốt cho sức khỏe là một cách hiểu chưa đúng, nhưng lại được truyền miệng bấy lâu nay trong dân gian.

Sử dụng thực phẩm hợp lý theo y học cổ truyền là phải có sự hài hòa giữa hàn và nhiệt, sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ địa của từng người Thực phẩm có tính nóng phù hợp với những người có cơ địa hàn và ngược lại, thực phẩm có tính hàn phù hợp với người có cơ địa nhiệt. Thực phẩm có tính ôn phù hợp với tất cả mọi người.

Trong chế biến thức ăn, có thể điều hòa hàn – nhiệt giúp cân bằng theo 2 hướng chính sau:

– Phối hợp những thực phẩm mát với những thực phẩm nóng: Ví dụ kho cá (sống dưới nước có tính hàn) với thịt (sống trên cạn được cho là có tính nhiệt), ăn ốc ngao (tính hàn) thường có nước chấm gừng ớt (có tính nhiệt).

– Đối với một loại thực phẩm, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá…).

Tuy nhiên, mọi thứ đều mang tính chất tương đối nên tốt nhất vẫn là thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm. Cân bằng hàn – nhiệt đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh.

Ở khía cạnh y học hiện đạị, không có khái niệm thực phẩm hay món ăn nóng cũng như bệnh lý “nóng trong người”, nên bạn không cần phải kiêng khem lo sợ để bó buộc khẩu vị của mình.

Điều quan trọng là phải thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ thực phẩm ở 4 nhóm như trên, ăn đa dạng các loại thực phẩm. Song song đó, chế độ ăn nên tăng cường thêm rau xanh, trái cây tươi, đầy đủ nước.

Đây được coi là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh cũng như giúp cơ thể không gặp phải các triệu chứng thường được xem như là “nóng trong” với ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng hay cáu gắt…

Theo các chuyên gia, nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc. Tốt nhất là nên ghi chép lại triệu chứng, kèm các yếu tố trên và đến gặp bác sỹ để được tư vấn phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *