Không duy trì sử dụng thuốc ức chế bơm proton ở bệnh nhân xuất viện

Mới đây, một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy có nhiều bệnh nhân được kê các thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong quá trình điều trị tại khoa Điều trị tích cực (ICU) vẫn tiếp tục dùng thuốc mặc dù không có chỉ định để điều trị ngoại trú.

Điều này khiến bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không đáng có do dùng thuốc PPI kéo dài.

BS. John Blackett, Bệnh viện New York Presbyterian & Trung tâm y tế Đại học Columbia và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 24.751 bệnh nhân nhập viện khoa ICU và không được kê thuốc ức chế bơm proton trước đó trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018 để đ.ánh giá việc sử dụng PPI của các bệnh nhân khoa ICU.

Trong số này có 4.127 bệnh nhân bắt đầu được kê PPI tại khoa ICU. 60% bệnh nhân không có bệnh lý nào cần sử dụng PPI dài hạn; 45% trong số này tiếp tục được kê PPI sau khi rời ICU, 27% thì được tiếp tục kê sau khi xuất viện.

Kết quả phân tích cho thấy 3 yếu tố chính dẫn tới việc duy trì kê PPI là: Có nội soi đường tiêu hóa, nhập khoa ICU ngoại thay vì khoa ICU nội, và rời khoa để tới một trung tâm phục hồi hoặc viện dưỡng lão.

khong duy tri su dung thuoc uc che bom proton o benh nhan xuat vien ea2 5514675

Không nên dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài nếu không cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn tới thực tế này: Khó khăn trong tiếp nối điều trị từ ICU (thời gian nằm dài, đơn thuốc phức tạp, bác sĩ điều trị tiếp nối không rõ lí do bệnh nhân được kê), niềm tin và thói quen thực hành của bác sĩ kê đơn (cho rằng PPI ít nguy cơ, rẻ nên không bắt buộc phải dừng, kể cả khi không rõ chỉ định).

BS. Tom MacDonald, Bệnh viện Đại học Y Dundee & Ninewells, Anh (người không tham gia vào nghiên cứu này) bổ sung thêm rằng bản thân người bệnh vì lo sợ nguy cơ khó tiêu mà không muốn dừng PPI, kể cả khi không có chỉ định rõ ràng.

BS. Blackett kết luận, PPI sẽ có lợi ích rõ rệt nếu bệnh nhân có triệu chứng như viêm loét, trào ngược; nhưng nếu không có các triệu chứng trên thì không nên lạm dụng để chấp nhận rủi ro tác dụng phụ khi dùng PPI kéo dài.

Đưa kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản vào điều trị trào ngược dạ dày

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đang ngày một tăng lên tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác bệnh lý này vẫn còn một số thách thức đặc biệt là trong các trường hợp triệu chứng không điển hình hoặc không đáp ứng với điều trị.

dua ky thuat do dien the niem mac thuc quan vao dieu tri trao nguoc da day a3d 5383193

Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GERD là kỹ thuật đo pH-trở kháng 24 giờ. Tuy nhiên, việc triển khai kỹ thuật này có một số điểm không thuận lợi như yêu cầu máy móc hiện đại, nhân viên cần phải được đào tạo chuyên sâu, giá thành cao và bệnh nhân phải đeo máy trong vòng 24 giờ. Vì vậy, cần có thêm các công cụ mới giúp hỗ trợ chẩn đoán GERD nhanh hơn. Một trong các công cụ đó là kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản.

Kỹ thuât đo điện thế niêm mạc thực quản được dựa trên nguyên lý niêm mạc thay đổi tính dẫn điện khi tính thấm niêm mạc thay đổi. Trên thế giới, một số nghiên cứu đã ghi nhận có sự thay đổi của các liên kết giữa các tế bào niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng tính thấm niêm mạc ở những người bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết là việc đ.ánh giá tính thấm của niêm mạc thông qua điện thế niêm mạc có thể là công cụ hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản được tiến hành ngay trong quá trình nội soi đường tiêu hóa trên, sau khi bác sĩ nội soi đã đ.ánh giá xong các tổn thương ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Một catheter có điện cực ở đầu sẽ được đưa qua dây nội soi và tiếp xúc với bề mặt niêm mạc, từ đó đ.ánh giá khả năng dẫn điện (điện thế niêm mạc) của niêm mạc bệnh nhân.

Theo GS, TS Đào Văn Long – nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, trên thế giới, kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản bắt đầu được ứng dụng và đã có các kết quả bước đầu khả quan trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, nóng rát chức năng, khó tiêu chức năng, viêm loét đại trực tràng xuất huyết…

Tại Việt Nam, kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản là một kỹ thuật tương đối mới. Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật đã bắt đầy triển khai kỹ thuật này từ tháng 5-2020. Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trên 39 bệnh nhân nội soi đường tiêu hóa trên, được chia làm hai nhóm là có triệu chứng trào ngược điển hình và không có triệu chứng trào ngược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân có tổn thương trào ngược trên nội soi, giá trị điện thế niêm mạc ở cả hai vị trí thực quản trên đường Z 5cm và 15cm cao hơn rất nhiều so với những bệnh nhân không có viêm thực quản trào ngược và người khỏe mạnh. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Matsumura và cộng sự tiến hành trên 120 bệnh nhân ở Bệnh viện Chiba, Nhật Bản.

Khi phân tầng bệnh nhân dựa vào triệu chứng trào ngược (đ.ánh giá bằng thang điểm GERD-Q) và tổn thương viêm thực quản trên nội soi cũng cho thấy sự khác biệt của điện thế niêm mạc ở cả hai vị trí. Như vậy, tổn thương trào ngược trên nội soi có liên quan đến điện thế niêm mạc ở cả đoạn thực quản trên đường Z 5cm và 15cm.
Mặc dù nghiên cứu chỉ mới ở bước đầu, tuy nhiên cũng đã ghi nhận được kết quả khả quan. Trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật sẽ tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật đo điện thế niêm mạc thực quản để đưa vào triển khai rộng rãi.

Song song với đó, viện cũng đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả đo điện thế với kết quả đo pH-trở kháng 24 giờ, pep-test và mô bệnh học để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thăm khám và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *