Một nhóm y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã vượt sóng dữ ra đảo Cồn Cỏ mổ cấp cứu cho một bệnh nhân viêm ruột thừa, trong điều kiện thời tiết hết sức xấu không thể đưa bệnh nhân này vào bờ…
Ca mổ đã được tiến hành khẩn cấp trong điều kiện thiếu thốn trên đảo Cồn Cỏ – ẢNH: THANH LỘC
Trưa 13.1, bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết lần đầu tiên đơn vị đã cử một ê kíp mổ ra đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho bệnh nhân Nguyễn Văn Đạt (21 t.uổi, ngụ xã Triệu An, H.Triệu Phong, Quảng Trị), trong điều kiện thời tiết hết sức bất lợi.
Theo đó, 8 giờ sáng cùng ngày, trước yêu cầu hỗ trợ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Trị đã cử ê kíp mổ 3 người gồm: tiến sĩ – bác sĩ (TS.BS) Phan Khánh Việt, Phó Khoa ngoại – tổng hợp; bác sĩ gây mê Trần Thanh Hoài, và anh Nguyễn Chí Thanh… lập tức lên tàu quân sự ra đảo Cồn Cỏ.
Theo TS. BS Phan Khánh Việt, sau hơn 2 giờ 30 phút, ê kíp mổ đã tới đảo Cồn Cỏ, lập tức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất có thể để thực hiện ca mổ.
“Bệnh nhân được xác định bị viêm ruột thừa cấp, cần phải mổ sớm nhất có thể để tránh nguy hiểm tính mạng. Điều kiện thiết bị y tế ở trên đảo rất hạn chế, nhưng anh em chúng tôi đã cố gắng khắc phục. Và sau 1 giờ thì ca mổ hoàn thành, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân”, TS.BS Việt nói.
Thức ăn nhanh có hại cho sức khoẻ ra sao?
Thức ăn nhanh là thực phẩm mà mọi người mong muốn tiêu thụ nhanh chóng, tại chỗ, có giá rẻ, và tiện lợi. Tuy nhiên, đã có rất nhiều bằng chứng được nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực khác nhau đối với sức khỏe của việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.
Ảnh AFP.
Thức ăn nhanh hay còn gọi là Fastfood, là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ với các thành phần được làm nóng trước hoặc đã được nấu từ trước và phục vụ theo hình thức gói mang đi.
Những thực phẩm này thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Khi thức ăn nhanh thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn uống, nó có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Hầu hết thức ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và có ít hoặc không có chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng trở lại. Theo thời gian, những đợt tăng đột biến insulin có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.
Tác hại của muối
Thức ăn nhanh thường nhiều muối (natri), do đó khi tiêu thụ natri nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sưng phù. Chế độ ăn nhiều natri cũng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp, bởi natri làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực cho hệ thống tim mạch của bạn.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bao gồm hô hấp và khó thở.
Ảnh minh hoạ. Ảnh AFP
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Cơ quan giám sát và đ.ánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ (Food and Drug Administration (FDA) cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ, bệnh thận, hoặc bệnh tim.
Ảnh hưởng đến da
Ngoài ra, tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều carbs sẽ khiến dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.
Ảnh hưởng đến hệ xương
Lượng carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng. Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ.
Nguy cơ gây bệnh thận
Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.