Mặc dù chưa được nói đến nhiều, nhưng đau thần kinh tọa thai kỳ khiến quá trình mang thai trở nên mệt mỏi, khó chịu cho người mẹ.
Khi mang thai, thay đổi trọng tâm và sự nới lỏng các dây chằng là những biến đổi để thích nghi của cơ thể người mẹ. Nhưng chính những điều đó có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra cơn đau khó chịu tại lưng và chân trong suốt thai kỳ.
Mặc dù chưa được nói đến nhiều, nhưng đau thần kinh tọa thai kỳ khiến quá trình mang thai trở nên mệt mỏi, khó chịu cho người mẹ.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa thai kỳ
Đau thần kinh tọa thường do các vấn đề về cột sống thắt lưng như phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Nó cũng có thể gây ra bởi các vấn đề về xương như hẹp ống sống, viêm xương khớp…
Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai được cho là do:
Sự gia tăng các hormone thai kỳ như relaxin giúp nới lỏng các dây chằng. Dây chằn lỏng lẻo khiến sự kết nối giữa xương và các khớp giảm tính ổn định. Dẫn đến tác động lên cột sống và ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa.
Cân nặng của em bé cũng có thể tạo thêm áp lực lên hông, xương chậu và chèn ép dây thần kinh tọa.
Dấu hiệu nhận biết
Thực tế khoảng 50-80% phụ nữ mang thai bị đau lưng. Cần tránh nhầm lẫn đau lưng gây ra bởi đau vùng chậu (PGP) và đau lưng trong đau thần kinh tọa khi mang thai. Dấu hiệu đau thần kinh tọa thai kỳ bao gồm:
Đau thường xuyên, liên tục một bên mông và chân
Đau lan tỏa từ lưng, qua mông, xuống mặt sau đùi và xuống chân
Đau rát, dữ dội
Hoặc cảm giác tê, kim châm, yếu ở chân bị ảnh hưởng
Đau tăng khi thay đổi tư thế, ngồi hoặc đứng
Kiểm soát cơn đau
Đau thần kinh tọa gây khó chịu, nhưng nó hoàn toàn điều trị được dứt điểm. Bạn nên bắt đầu với những phương pháp điều trị không cần dùng thuốc trước.
Tập luyện
Yoga là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa. Yoga không những giúp ổn định cột sống, tăng độ dẻo dai cơ thể, mà còn giúp tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên khi mang thai, các dây chằng ở trạng thái lỏng lẻo, dễ tổn thương nếu sai tư thế. Tốt nhất bạn nên lựa chọn tập yoga với sự hướng dẫn của chuyên gia.
Bổ sung Magie
Magie là khoáng chất tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung magie giúp tăng khả năng tái tạo dây thần kinh, giảm phản ứng viêm ở chuột.
Magie được bổ sung qua thực phẩm như socola đen, bơ, hạnh nhân, hạt điều, cá hồi… Hoặc thực phẩm bổ sung đường uống. Dầu xoa bóp chân hoặc kem dưỡng da có chứa magie.
Vật lý trị liệu, chăm sóc thần kinh cột sống
Bác sỹ sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại các đốt sống của bạn. Giảm bớt sự chèn ép lên dây thần kinh tọa. Em bé ngày một lớn hơn, và các tư thế cũng thay đổi. Bạn nên kiểm tra lại theo lịch hẹn của bác sỹ để tránh những khó chịu do đau thần kinh tọa gây ra.
Châm cứu
Đây là phương pháp điều trị giảm đau theo Y học cổ truyền. Nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng châm cứu có hiệu quả hơn trong việc giảm đau thần kinh tọa so với việc sử dụng các thuốc giảm đau NSAID mà phụ nữ mang thai không được dùng.
Massage trước sinh
Massage không chỉ là hình thức thư giãn khi mang thai, mà còn là một liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa. Nên tập trung massage phần hông và lưng dưới. Sử dụng con lăn hoặc một quả bóng nhỏ để tác động sâu vào cơ piriformis và cơ mông.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau khiến bạn khó chịu, không thể di chuyển, mất ngủ. Bạn cần nói chuyện với bác sỹ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau nhóm NSAID (ibuprofen, diclofenac…) không được chỉ định cho phụ nữ mang thai vì những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc của bác sĩ.
Paracetamol (Efferalgan) và Acetaminophen (Tylenol) được ưu tiên sử dụng giúp giảm đau nhức cho phụ nữ mang thai vì các dữ liệu an toàn của thuốc.
Massage không chỉ là hình thức thư giãn khi mang thai, mà còn là một liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa
Một số câu hỏi bà bầu quan tâm về đau thần kinh tọa thai kỳ
Khả năng bị đau thần kinh tọa khi mang thai cao không?
Đau thần kinh tọa không thường xuyên xảy ra ở phụ nữa mang thai. Dù trọng lượng của mẹ và bé tăng lên, nhưng nguy cơ chèn ép cột sống hay lệch đĩa đệm không tăng. Đau thần kinh tọa có thể gặp khi bà bầu phải làm những công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, hoặc ngồi lâu sai tư thế. Những cơn lưng do đau vùng chậu (PGP) thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai.
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng gì đến việc sinh em bé?
Một số tư thế hoạt động có thể làm cơn đau thần kinh tọa tăng lên, nhưng tư thế khác lại khiến cơn đau dịu đi. Bạn đừng quá lo lắng, các bác sỹ và nữ hộ sinh sẽ luôn đồng hành giúp mẹ vượt cạn an toàn và thành công.
Đau thần kinh tọa khi mang thai sẽ khiến việc chăm sóc em bé sau sinh khó khăn hơn?
Không chỉ đau thần kinh tọa, với bất kỳ vấn đề nào về lưng, bạn cũng luôn cần chú ý tư thế khi chăm sóc con. Ví dụ, khi cho con bú, mẹ nên thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất cho mẹ và con. Khi thay đồ, nên để con trên giường, hoặc bàn thay đồ, luôn giữ lưng ở tư thế thẳng, không gập cúi. Tránh các động tác vặn mình.
Mẹo trợ giúp bà bầu khi bị đau thần kinh tọa thai kỳ
Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng bị đau sẽ giúp cơn đau dịu lại.
Tích cực vận động đúng cách nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp mẹ bầu phục hồi nhanh hơn. Khi hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau. Hãy điều chỉnh cơ thể dần dần để thích nghi với hoạt động. Nếu hoạt động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hãy dừng lại và tránh lặp lại hoạt động đó.
Giữ tư thế đúng. Cố gắng không ngồi quá lâu. Khi ngồi nên chọn một chiếc gối, hoặc đệm lưng để giúp cột sống được uốn cong tự nhiên.
Không mang vác vật nặng, gắng sức. Nếu bắt buộc phải nhấc một vật nặng, hãy trùng gối và giữ thẳng lưng khi nhấc.
Nằm nghiêng khi ngủ cùng một chiếc gối ôm dài. Nằm nghiêng ngoài giảm áp lực, duy trì độ cong sinh lý của cột sống, còn là tư thế tốt nhất cho em bé.
Mang giày mềm, đế chắc chắn. Điều này sẽ giảm nguy cơ trượt ngã, đồng thời giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng tốt nhất.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng lo lắng. Căng thẳng là một trong các yếu tố làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Chính vì vậy thư giãn sẽ giúp giảm đau và tạo ra những hormone tốt cho cả mẹ và bé.
Mang thai là một sứ mệnh thiêng liêng, là chặng đường gian nan nhưng tràn đầy hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Đau thần kinh tọa có thể khiến thai kỳ vất vả hơn, nhưng tin vui là hầu hết những cơn đau này sẽ biến mất sau khi sinh bé.
Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe, kiến thức, tinh thần tốt nhất để đón nhận thiên chức mới: Làm mẹ. Chúc cho tất cả những người phụ nữ, đã đang và sẽ làm mẹ, luôn thật nhiều sức khỏe, thật nhiều yêu thương để trở thành người mẹ hạnh phúc của những đứa con hạnh phúc!
Phẫu thuật thành công một ca cong vẹo cột sống nặng, phức tạp
Chiều 15-8, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công bệnh nhân nữ 66 t.uổi đến khám vì đau lưng, tê nhức 2 chân khiến bệnh nhân không thể đi bộ quá 100m.
Theo lời kể của bệnh nhân, tình trạng này đã tồn tại nhiều năm qua mặc dù bệnh nhân đã điều trị ở nhiều nơi với thuốc uống, vật lý trị liệu kể cả châm cứu, bấm huyệt nhưng triệu chứng ngày càng trở nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cột sống của bệnh nhân.
Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị còng vẹo thoái hoá cột sống từ vùng bản lề ngực- thắt lưng đến thắt lưng-cùng và làm toàn bộ cơ thể bị mất cân bằng cả trong mặt phẳng ngang và mặt phẳng dọc.
Chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị hẹp ống sống ở toàn bộ cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh 2 bên. Đây là một trường hợp biến dạng cột sống phức tạp, cần can thiệp phẫu thuật để giải ép thần kinh và nắn chỉnh cột sống trong không gian 3 chiều.
Bệnh nhân trước và sau mổ
Sau khi hội chẩn, TS.BS Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống B đã quyết định phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật gồm TS. Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống; bác sĩ Vũ Tam Trực và bác sĩ Hà Đức Tuấn, Khoa Cột sống B đã phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức lên kế hoạch mổ chi tiết cho bệnh nhân.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lối sau, giải ép từ tầng thắt lưng 1 đến xương cùng, đặt ốc bằng titanium từ đốt sống ngực 10 xuống đến cánh chậu, đục xương sửa trục nắn chỉnh còng- vẹo trong không gian 3 chiều nhằm 2 mục đích giải ép triệt để các rễ thần kinh bị chèn ép và khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống và cơ thể cho bệnh nhân.
Ý thức được bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, thiếu m.áu cơ tim và loãng xương, ca mổ đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và sau hơn 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công tốt đẹp với lượng m.áu mất tối thiểu 500ml. Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu từ ngày thứ 2 hậu phẫu và tập ngồi, đứng.
Hiện bệnh nhân có thể đi đứng bình thường từ ngày thứ 3 hậu phẫu và các triệu chứng trước mổ như đau lưng theo tư thế, tê nhức 2 chân khi đi đứng đã gần như hoàn toàn biến mất. Bệnh nhân cảm thấy hài lòng về cuộc mổ và cho biết mình đã quyết định đúng đắn khi lựa chọn phẫu thuật để giải quyết dứt điểm bệnh tình đã kéo dài nhiều năm.
Theo bác sĩ Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM, tình trạng còng vẹo cột sống ngực- thắt lưng kèm hẹp ống sống nhiều tầng là bệnh lý phổ biến ở người lớn t.uổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm loãng xương, béo phì, lao động nặng thời trẻ và yếu tố di truyền. Nếu trước đây những bệnh nhân này thường chỉ được điều trị bảo tồn với thuốc uống và vật lý trị liệu do lo ngại những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thì hiện nay, với những trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến truyền m.áu hoàn hồi, monitoring thần kinh trong mổ…ngày càng nhiều bệnh nhân lớn t.uổi với bệnh lý cột sống phức tạp như được phẫu thuật thành công.
Phẫu thuật giúp giải quyết triệt để những triệu chứng mạn tính như đau lưng mất vững cột sống và tê nhức hai chân do chèn ép thần kinh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giúp họ độc lập trong sinh hoạt cá nhân.
Việc áp dụng những kiến thức và phương pháp phẫu thuật tiên tiến từ nước ngoài một cách chọn lọc, sử dụng những phương tiện máy móc hiện đại và lên kế hoạch mổ thật chi tiết với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa cột sống, gây mê hồi sức và phục hồi chức năng vật lý trị liệu giúp giảm thiểu nguy cơ và tai biến trong mổ cũng như đem lại kết quả hồi phục tốt nhất cho bệnh nhân.