Cách phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là những người thường có tình trạng huyết áp thấp hơn 90/60mmHg, với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương).

cach phong ngua va dieu tri benh huyet ap thap fb8 5519860

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Những người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, thiếu tập trung, đau đầu, nhịp thở nhanh nông, mờ mắt, buồn nôn, cảm giác lạnh hoặc da nhợt nhạt và cảm thấy hoa mắt chóng mặt khi đứng lâu, ngất (xỉu).

Nhiều người nghĩ rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch m.áu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm sao để phòng ngừa và điệu trị bệnh huyết áp thấp, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây.

Nên uống nhiều nước

cach phong ngua va dieu tri benh huyet ap thap 60b 5519860

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Những triệu chứng huyết áp thấp thường gặp như chảy mồ hôi, mệt mỏi hay buồn nôn là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất cho cơ thể khỏe mạnh.

Ăn nhiều bữa và thực phẩm giàu chất đạm

cach phong ngua va dieu tri benh huyet ap thap dc4 5519860

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Bạn nên bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B12, vitamin E và axit folic. Nên ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Các vitamin này sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thiếu m.áu và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp.

Ăn mặn hơn

Muối chứa sodium, có tác dụng tăng huyết áp. Do đó, nếu người bị huyết áp thấp ăn mặn một chút cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng liệu pháp này vì quá nhiều muối lại gây hại cho sức khỏe, đặc biệt những người bệnh tim cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nhân Sâm

cach phong ngua va dieu tri benh huyet ap thap 62c 5519860

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Nhân sâm là loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng lại có giá thành khá cao, nhưng bạn chỉ cần ăn một lượng nhân sâm, ngay cả với liều lượng rất thấp thì loại thảo dược này cũng có thể giúp bạn tăng huyết áp.

Cà phê hoặc trà cam thảo

Trà cam thảo rất hữu ích cho bạn trong việc điều trị mức huyết áp thấp bởi có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Kali là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.

cach phong ngua va dieu tri benh huyet ap thap c00 5519860

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn

Ngoài ra cà phê là một nguồn caffeine giúp bạn tăng huyết áp trong một thời gian ngắn. Do đó, bạn có thể uống 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày để hỗ trợ điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.

Những lời khuyên cho người huyết áp thấp

Người bệnh huyết áp thấp thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nếu bạn sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm các triệu chứng này gia tăng và khiến cơ thể bạn bị kiệt sức. Ngoài ra người huyết áp thấp cần hạn chế ăn các thực phẩm như; mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp.

Để phòng ngừa tai biến khi bị huyết áp thấp, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp. Đặc biệt, người từ 50 t.uổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên bởi họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.

Mướp đắng rất tốt nhưng chớ kết hợp với 4 thực phẩm này kẻo rước họa

Mướp đắng tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu không biết mà kết hợp loại quả này với một số loại thực phẩm thì có thể “rước bệnh vào thân”.

muop dang rat tot nhung cho ket hop voi 4 thuc pham nay keo ruoc hoa 076 5514789

Mướp đắng (khổ qua) thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C rất cao. Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside trong mướp đắng giúp giảm đường trong m.áu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

Những lợi ích của mướp đắng là không thể phủ nhận tuy nhiên nếu sử dụng mướp đắng với các thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn…

Tôm

Không nên ăn mướp đắng với tôm vì tôm là loại hải sản chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5, khi gặp lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng sẽ dễ gây các phản ứng khó chịu cho cơ thể.

Trà xanh

muop dang rat tot nhung cho ket hop voi 4 thuc pham nay keo ruoc hoa 235 5514789

Không nên uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa).

Mặc dù đều tốt cho sức khỏe nhưng trà xanh và mướp đắng không nên dùng cùng nhau. Nếu đã ăn món có chứa mướp đắng, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ cho thức ăn tiêu bớt rồi mới uống nước trà. Nếu uống trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn có thể bị tổn hại.

Măng cụt

muop dang rat tot nhung cho ket hop voi 4 thuc pham nay keo ruoc hoa dd7 5514789

Mướp đắng kết hợp với măng cụt có thể làm hoạt động của hệ tiêu hóa kém đi. (Ảnh minh họa)

Thưởng thức 2 loại thực phẩm này cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến cơ thể khó chịu. Do đó nên ăn 2 loại quả này cách nhau tầm vài tiếng để tránh gây hại đến sức khỏe.

Sườn heo chiên

Khổ qua và sườn heo chiên khi cùng lúc đi vào cơ thể dễ tạo ra Canxi Oxalate, chất ngăn cản sự hấp thu canxi. Chính vì vậy các bạn không nên ăn chung khổ qua với sườn heo chiên dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

Ngoài ra theo các chuyên gia những nhóm người sau đây thì không nên ăn mướp đắng

muop dang rat tot nhung cho ket hop voi 4 thuc pham nay keo ruoc hoa 16f 5514789

Có những người nên hạn chế hoặc không ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa)

Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết

Mướp đắng chứa Charantin, Polypeptid-P và Vicine, có công dụng giảm huyết áp, hạ đường trong m.áu. Vì vậy những ai thường xuyên bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng. Người bình thường có sức khỏe ổn định cũng không nên ăn mướp đắng quá nhiều.
Người bị thiếu canxi

Thành phần axit oxalic trong mướp đắng sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi, do đó trước khi ăn nên luộc qua mướp đắng để giảm bớt vị đắng và axit oxalic. Những người đang bị thiếu canxi tốt nhất nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn mướp đắng.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng vì loại thực phẩm này có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra nó còn gây kích thích tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non.

Mặc dù tất cả nghiên cứu chưa chỉ rõ chất nào trong mướp đắng có thể gây các tác hại này nhưng thí nghiệm trên chuột cho thấy, mướp đắng liều cao có thể gây ra quái thai ở thai nhi chuột. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng.

Không những thế, một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai nên cẩn thận nếu ăn mướp đắng. Khi chế biến, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng bởi một số thành phần không tốt trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ. Hơn nữa mướp đắng có rất ít calo và chất béo, không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Việc ăn quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Đặc biệt mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan, thận không nên ăn mướp đắng vì có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất độc ra ngoài.

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD

Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Nếu ăn mướp đắng người bị bệnh thiếu men có thể bị thiếu m.áu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người vừa phẫu thuật

Mướp đắng có thể gây cản trở quá trình kiểm soát lượng đường trong m.áu trong và sau khi phẫu thuật, vì vậy bạn nên không nên ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *