Trong năm đầu tiên học tại trường y, Diana Cejas đã đi khám vì phát hiện một khối u trên cổ. Các bác sĩ liên tục khẳng định “Đây không phải vấn đề đáng lo ngại” và chỉ cần dùng thuốc kháng sinh sẽ khỏi.
Diana Cejas, hiện 38 t.uổi, từng là sinh viên ngành y tại Đại học Howard, Washington DC. Vào năm 2007, khi nhận thấy có một khối u xuất hiện ở cổ họng, cô khá lo lắng và quyết định tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
Vì là sinh viên ngành y, Diana có nhiều cơ hội tiếp xúc với các giảng viên kiêm bác sĩ trong trường. Cô đã đến hỏi ý kiến của một người và nhận được câu trả lời: “Đây có thể chỉ là sưng hạch bạch huyết. Không có gì phải lo lắng cả, dùng thuốc kháng sinh sẽ khỏi”. Người phụ nữ đã làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng khối u vẫn không có dấu hiệu biến mất.
Trong vài năm sau, Diana đề cập đến khối u này bất cứ khi nào có cơ hội. Mỗi lần đi khám sức khỏe tại trường, tiêm vaccine hay điều trị bệnh nào đó như cúm, người phụ nữ này cũng yêu cầu bác sĩ hoặc y tá kiểm tra cổ. Cuối cùng, cô luôn nhận được câu trả lời giống nhau: “Không có gì phải lo lắng cả, chỉ là sưng hạch bạch huyết thôi”.
Dưới đây là những lời chia sẻ của người phụ nữ này về hành trình phát hiện và điều trị bệnh ung thư trong nhiều năm:
Dấu hiệu nguy hiểm
Nếu hạch bạch huyết thay đổi, cứng lại hoặc phát triển rất lớn, mọi người nên đi khám càng sớm càng tốt.
Khối u ngày càng lớn khiến tôi vô cùng lo lắng. Trong các tiết học trên lớp, tôi lưu ý tới những đặc điểm nói về khối u gây ung thư. Trường hợp của tôi giống với tất cả những dấu hiệu nêu trong bài giảng như cứng, phát triển và có hạch bạch huyết.
Vào năm thứ tư học đại học, tôi đi thực tập tại khoa phẫu thuật đầu và cổ ở bệnh viện. Dù ba năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên phát hiện khối u, tôi vẫn luôn nghĩ về chúng mỗi ngày khi làm tại đây. Tuy các bác sĩ ở trường cho rằng chúng không phải là vấn đề đáng lo ngại, tôi vẫn muốn hỏi ý kiến của những người khác.
Bác sĩ nhìn vào khối u và nói: “Đừng lo lắng, đây có thể chỉ là sưng hạch bạch huyết. Nó sẽ tự biến mất”. Sau khi làm việc cùng anh ấy trong nhiều tuần, tôi luôn tôn trọng, tin tưởng vị bác sĩ này. Có lẽ tôi đã quá lo nghĩ và thực sự không có gì đáng lo cả.
Sau khi tốt nghiệp trường y, tôi chuyển đến New Orleans để làm việc tại Trung tâm Y tế Tulane. Tới một thành phố mới đồng nghĩa với việc tôi phải tìm một bác sĩ mới. Tôi đã hỏi cô ấy và nhận được câu trả lời không hề bất ngờ: “Chẳng có gì phải lo lắng cả”.
Tuy nhiên, vài tháng sau đó, những triệu chứng đáng báo động xuất hiện. Khối u gây đau nhức đến nỗi khiến tôi cảm thấy choáng váng vài lần. Một đêm nọ, khi về nhà sau ca trực, tôi không thể chợp mắt vì những cơn đau do khối u gây ra. Dù đã thức và làm việc trong 28 giờ liên tục, cơn buồn ngủ vẫn không thể đến với tôi.
Tôi quay lại văn phòng bác sĩ để đề cập tới dấu hiệu bất thường này. Cô ấy cho rằng các triệu chứng có vẻ bất thường nhưng có lẽ vẫn “không có gì đáng lo ngại”. Dù vậy, bác sĩ quyết định đưa tôi đi chụp CT ở cổ.
Xét nghiệm dẫn tới phẫu thuật
Bất kỳ cục u nào trên cổ, bẹn hoặc nách phát triển rất to cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hạch bạch huyết hoặc một số loại ung thư khác.
Qua kết quả chụp CT, bác sĩ kết luận có một khối u ở động mạch cảnh hay còn gọi là u tế bào cận hạch thần kinh (paraganglioma). Chúng phát triển trên cổ, ở khu vực mà động mạch cảnh tách ra thành các mạch m.áu nhỏ hơn để đưa m.áu lên não. Trên thực tế, đây là hiện tượng hiếm gặp và “hầu như” lành tính. Sau 5 năm kể từ lần đầu tiên phát hiện khối u, tôi mới biết chúng thật sự là gì.
Ít lâu sau, vào tháng 7/2012, tôi làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Mọi thứ diễn ra tuyệt vời khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghĩ rằng cuối cùng chuyện này đã có thể gác lại.
Chẩn đoán ung thư
Tuy nhiên, sự nhẹ nhõm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Một tuần sau, bác sĩ báo tin dữ khi tôi khám lại. Khối u là ung thư và các tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết trong cơ thể.
Bác sĩ không có kế hoạch điều trị rõ ràng vì đây là tình trạng hiếm gặp. Họ quyết định phẫu thuật cắt bỏ triệt tế bào ung thư ở hạch bạch huyết và các mô khác dưới cổ. Nếu thành công, tôi sẽ chiến thắng căn bệnh này.
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, u tế bào cận hạch thần kinh có thể dễ dàng được loại bỏ thông qua phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật thứ hai không diễn ra tốt đẹp như lần đầu tiên. Khi tôi tỉnh dậy, bác sĩ phẫu thuật nói động mạch cảnh, nơi chịu trách nhiệm cung cấp m.áu cho não, bị rò rỉ. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ quyết định khâu một mũi vào thành động mạch nhưng không thành công và khiến động mạch bị đứt. Tuy nhiên, họ trấn an tôi rằng tất cả đã được kiểm soát sau khi thay động mạch nhân tạo.
Tôi trở lại phòng hồi sức sau khi được gây mê gần như cả ngày. Tuy nhiên, thời gian trôi qua và tôi ngày càng choáng váng không rõ nguyên nhân. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ do thuốc mê gây ra tình trạng này nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu nghi ngờ bản thân đang bị đột quỵ. Tôi nhớ dấu hiệu của đột quỵ bên phải, xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu cho não bên phải bị gián đoạn, là xuất huyết hoặc quên phần bên trái của cơ thể là của mình.
Bác sĩ nhanh chóng đưa tôi trở lại phòng mổ và phát hiện một cục m.áu đông lớn trong động mạch nhân tạo là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Sau đó, tôi tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt, thở dưới sự trợ giúp của máy thở và nửa người bên trái hoàn toàn tê liệt.
Hồi phục sau ung thư và đột quỵ
May thay, tay chịu ảnh hưởng nhiều hơn chân nên tôi không mất nhiều thời gian để đi lại được. Ngoài ra, tôi còn trẻ, chỉ mới 30 nên cơ thể cũng hồi phục một cách nhanh chóng. Do đột quỵ, tôi phải học lại cách nói, nhai, nuốt và mất rất nhiều chức năng cảm giác ở tay trái.
Hiện nay, tôi đang làm việc với tư cách là nhà thần kinh học tại Trung tâm Y tế UNC trực thuộc Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill. Từ những trải nghiệm đã qua, tôi hiểu tại sao bệnh nhân lại tức giận với bác sĩ của họ khi không tìm ra được bệnh. Bất kỳ ai có các triệu chứng không giải thích được nên nói chuyện với bác sĩ, tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục tìm kiếm câu trả lời ngay cả khi gặp phải rào cản.
4 nguồn đạm thực vật an toàn với người bị dị ứng
Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thực vật giàu protein, có thể thay thế thịt động vật; đặc biệt với người bị dị ứng đạm động vật. Đó là đậu lăng, đậu gà, hạt hướng dương và các loại đậu hạt khác.
Các loại đậu là nguồn cung cấp đạm tốt cho cơ thể
1. Đậu lăng
Đậu lăng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. 1 cốc đậu lăng nấu chín cung cấp 18g protein, 15g chất xơ (60% nhu cầu chất xơ hàng ngày).
Ngoài ra, đậu lăng còn chứa các chất chống oxy hóa như các vitamin nhóm B, magnesium, potassium, kẽm và sắt. Theo nghiên cứu năm 2017 phát hành trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Phân tử, bổ sung đậu lăng qua chế độ ăn giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và ung thư.
Bên cạnh đó, trong đậu lăng còn có thành phần kháng vi sinh và hàm lượng prebiotic nuôi dưỡng các lợi khuẩn, tốt cho sức khỏe tiêu hóa, kháng viêm, tăng đề kháng – theo tạp chí Dinh dưỡng năm 2013.
2. Đậu gà
1 cốc đậu gà nấu chín chứa 14g protein, 12g chất xơ và các khoáng chất, vitamin khác. Do vậy, thường xuyên bổ sung đậu gà giúp cung cấp chất xơ, vitamin A, E, C, folate, magnesium, potassium và sắt cho cơ thể.
Nghiên cứu cũng cho thấy, người ăn đậu gà giảm được 53% nguy cơ béo phì, giảm chỉ số khối cơ thể.
3. Hạt hướng dương
Các nguồn thực vật chứa nhiều đạm như đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt dẻ hay hạt điều có thể gây dị ứng cho một số người. Tuy nhiên, hạt chia và hạt hướng dương không gây dị ứng, cũng là nguồn cung cấp đạm an toàn cho mọi đối tượng.
1 cốc hạt hướng dương cung cấp cho cơ thể 6g protein, 70% nhu cầu nhu cầu vitamin E hàng ngày cùng các dưỡng chất khác như: vitamin B6, folate, phosphorus, magnesium, kẽm, selenium, đồng và manganese.
4. Các loại đậu hạt
1 cốc đậu hạt các loại chứa khoảng 14g protein và 10g chất xơ bên cạnh potassium, sắt và calcium. Các loại đậu còn chứa nhiều polyphenol – chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, điều hòa đường huyết, chống ung thư, bệnh tim mạch và béo phì.
Lưu ý, các sản phẩm đậu đóng hộp có thể tiếp xúc với bisphenol A, hóa chất kim loại bao quanh vỏ hộp – có thể gây rối loạn chuyển hóa, trong đó có tiểu đường tuýp 2 và béo phì. Đây là phát hiện từ nghiên cứu năm 2017, trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Khoa học & Y tế công cộng.