Nam thanh niên 18 t.uổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc cấp cứu do đau bụng dữ dội sau tai nạn giao thông.
Kết quả siêu âm ngày 7/1 ghi nhận bệnh nhân chảy nhiều m.áu trong ổ bụng, chẩn đoán bị vỡ lách và thận. Khi mổ cấp cứu, kíp bác sĩ phát hiện thận trái và lá lách bệnh nhân bị vỡ nát, phải cắt bỏ.
Hiện bệnh nhân thoát nguy kịch, tiếp tục điều trị tại Khoa Ngoại – Tổng hợp.
Bác sĩ Trần Thanh Tuấn, Phó Trưởng khoa Ngoại – Tổng hợp, cho biết ít gặp bệnh nhân bị tổn thương cùng lúc hai tạng. Những trường hợp này nếu không xử trí kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Bệnh nhân đang được chăm sóc tại viện. Ảnh: Long Hồ
Nút động mạch cứu bệnh nhân vỡ lách m.áu tràn ổ bụng
Nhập viện trong tình trạng mất m.áu cấp sau tai nạn giao thông, nam bệnh nhân được bác sĩ xác định bị vỡ lách. Các bác sĩ đã thực hiện phương pháp nút động mạch cầm m.áu giúp bệnh nhân qua nguy kịch.
Tai nạn xảy đến với anh T.S. (49 t.uổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) vào lúc nửa đêm khi đang tham gia giao thông trên đường. Sau tai nạn, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, cơn đau tăng dần và nhanh chóng lan ra khắp ổ bụng, khiến anh không chịu nổi, phải nhập viện cấp cứu.
Phương pháp nút động mạch đã giúp bệnh nhân tránh được cuộc mổ lớn đồng thời bảo tồn được lách
Qua kiểm tra khẩn cấp, các bác sĩ xác định người bệnh bị vỡ lách độ IV, chảy nhiều m.áu trong ổ bụng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị dập nhu mô phổi kèm gãy nhiều xương sườn bên trái, gãy cung gò má trái. Sau hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định tiến hành phương pháp “nút động mạch lách” nhằm bít tắc động mạch đang ra m.áu để cầm m.áu và bảo tồn lách.
Dưới sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch m.áu xóa nền DSA, các bác sĩ đã sử dụng thiết bị hiện đại luồn theo động mạch đùi tiếp cận với vị trí động mạch lách bị vỡ và sử dụng loại keo đặc biệt gây tắc mạch, cầm m.áu thành công cho người bệnh. Sau khi tắc mạch, bệnh nhân tiếp tục được can thiệp xử lý các vị trí gãy xương, đa chấn thương trên cơ thể.
Kết quả kiểm tra hình ảnh sau can thiệp không ghi nhận hiện tượng xuất huyết. Phương pháp tắc động mạch lách không chỉ giúp người bệnh qua cơn nguy kịch mà còn giúp bệnh nhân bảo tồn được lách, tránh cuộc phẫu thuật lớn với nhiều rủi ro đến sức khỏe và tính mạng. Ngày 14/11, sau can thiệp cấp cứu, bệnh nhân đã thoát khỏi cơn nguy kịch, sức khỏe từng bước bình phục.
Sau can thiệp, bệnh nhân đã qua nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt
Ngày nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, nhiều phương pháp can thiệp ít xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả tối ưu trong cấp cứu điều trị đã được triển khai. Phương pháp can thiệp nội mạch dưới hướng dẫn của hệ thống chụp mạch m.áu xóa nền có thể xử lý khẩn nguy cho những bệnh nhân bị các tổn thương nội tạng, hệ mạch m.áu trong cơ thể.
Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý như u gan, giãn phế quản… giúp người bệnh tránh được các cuộc phẫu thuật, ít đau đớn, mất ít m.áu, phục hồi nhanh chóng từ đó giảm thời gian nằm viện điều trị, giảm quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện.